Phật độ chúng sanh không phải một đời, nhiều đời nhiều kiếp !

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 291
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Tùy thuận căn tánh chúng sanh, chính là quán sát căn cơ. Phật Bồ Tát ở thế gian giáo hóa chúng sanh, trên khế hợp với lý sở chứng của chư Phật, dưới khế hợp với căn cơ của chúng sanh, hiểu rõ căn tánh của chúng sanh, điều này không dễ dàng.
Phật Bồ tát có tu có chứng, có thiên nhãn thông, có túc mệnh thông, có tha tâm thông. Rất dễ làm việc. Thiên nhãn thông, có thể nhìn thấy quá khứ của họ. Túc mệnh thông, biết được hành nghiệp của họ trong nhiều đời nhiều kiếp. Đời trước thân phận của họ như thế nào, họ học cái gì, họ làm nghề gì, Bồ tát đều biết được. Vì sao tất cả hữu tình chúng sanh, gặp Phật Bồ tát, thành tựu rất nhanh? Vì Phật Bồ tát dạy hợp căn cơ, dựa theo căn tánh của quí vị, dạy cho quí vị phương pháp, y theo lời dạy mà làm, rất mau liền có thể khai ngộ, liền có thể chứng quả.
Những thánh nhân này không còn ở tại thế gian. Hiện nay thế gian này, thầy giáo giỏi, thân hành ngôn giáo cũng không tệ, nhưng chưa khai ngộ, chưa chứng quả. Họ quán sát căn cơ là bằng kinh nghiệm, thấy nhiều người rồi. Cho nên khế hợp căn cơ, thua tổ sư đại đức xưa kia rất nhiều. Chúng ta chỉ quán sát từ bên ngoài, không biết đời trước, đời trước nữa của họ, không biết. Bồ tát có thể nhìn thấy nhiều đời nhiều kiếp. Trong kinh nói, A La Hán có thể nhìn thấy năm trăm đời trước, năm trăm đời sau. Năng lực của Bồ tát thì càng mạnh.
Chư Phật Như Lai, nếu quí vị gặp được, là rất tốt số. Ngài biết được đời trước của quí vị, hành nghiệp nhiều đời nhiều kiếp. Dùng phương pháp giúp quí vị thành tựu, nhất định tốc độ rất nhanh, đồng thời quí vị tu học không phí công phu. Cùng với những gì quí vị học được từ vô lượng kiếp, có thể liên kết lại thành một. Những chuyện này, kinh điển nói đến rất nhiều rất nhiều.
“Nhi thiện ngôn úy dụ”. Thiện ngôn này là phương tiện thiện xảo, ngôn ngữ của trí tuệ thần thông. Đến an ủi quí vị, hiểu rõ quí vị.
“Sử sanh thân ái chi tâm”. Quí vị đối với thầy giáo chân thành cung kính, tự nhiên sẽ sanh ra tâm tôn sư trọng đạo.
“Y phụ ngã thọ đạo”, quí vị sẽ không rời bỏ họ, nhất định muốn cùng họ học tập, quí vị bị cảm động bởi họ. Thầy giáo đối với học sinh, học sinh thì nhiều, đối với mỗi học sinh, chừng mực đều không giống nhau. Vì sao vậy? Vì căn tánh của chúng sanh không giống nhau. Phật độ chúng sanh không phải một đời, nhiều đời nhiều kiếp ! Biết quí vị đời này có thể thành tựu, thì đối với quí vị quan tâm nhiều hơn một chút, vì quí vị vẫn còn nghiệp chướng, bản thân quí vị không thể kiên định tín tâm, nghiệp chướng chưa tiêu hết, chưa tiêu hết sẽ thế nào? Thì cần phải đền trả, không thể không đền trả. Tín tâm kiên định sẽ như thế nào? Tín tâm kiên định, có thể khiến khoản nợ tạm thời dừng lại, quí vị đến thế giới cực lạc làm Phật rồi, quay lại trả tiếp, đây là cao minh.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quả báo ăn lúa mạch nuôi ngựa. Khổng lão phu tử ở nước Trần hết lương thực. Thánh hiền họ cũng phải đền trả. Nghiệp báo đời trước này vẫn hiện ra, đây cũng là nói cho chúng ta biết, nhân quả nghiệp báo không hề sai chạy. Không nên quay lưng lại với nhân quả, không ai có thể chạy thoát được nhân quả báo ứng. Thành Phật rồi cũng không thể, thiếu nợ người khác vẫn cần phải đền trả. Sau khi hiểu được rõ ràng những đạo lý này, tâm con người liền an định, tùy duyên sống qua ngày. Đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, tâm chấp chặt đều dứt mất. Tâm định rồi.
Đoạn này nói nương tựa Phật học đạo, không phải một thủ đoạn, nếu quí vị cho rằng đây là một thủ đoạn, đó là sai. Phật Bồ tát trước giờ không giở thủ đoạn, là tự nhiên, là chiêu cảm của trí tuệ đức hạnh.
Người khác không phục ta, là do trí tuệ đức hạnh của ta không đủ, đây là một nguyên nhân. Nguyên nhân thứ hai, tập khí nghiệp chướng của họ quá nặng, không có phước đức lớn như vậy. Nương tựa vào bậc thiện tri thức cần phải có phước báo! Trong kinh nói: “không thể ít thiện căn phước đức nhân duyên”. Chúng ta gần gũi một vị thiện tri thức, cũng là thiện căn phước đức nhân duyên, ba cái đều đầy đủ. Nhân duyên là người giới thiệu, chúng ta cùng với thiện tri thức quen biết, nguyên nhân nào quen biết? Đây là nhân duyên. Sau khi quen biết, then chốt ở chỗ thiện căn phước đức của quí vị.
Thiện căn là gì? Tín. Ta đối với họ không hoài nghi, ta tín ngưỡng họ, ta bằng lòng theo họ học tập.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment