Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 109
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Quý vị sát hại bao nhiêu chúng sanh thì quý vị phải sanh tử bấy nhiêu lượt, mới hòng trả hết nợ! Điều này vẫn chưa thể coi là trả xong nợ, mà là tội nghiệp của quý vị tiêu tan. Sau khi tội nghiệp tiêu tan thì mới trả nợ xong. Kinh dạy: Quý vị ăn kẻ khác nửa cân, phải đền trả kẻ ấy tám lạng. Trả nợ mà! Nợ mạng thì phải đền mạng. Thiếu tiền thì phải đền tiền. Quý vị nói xem có khổ lắm hay không? Mê hoặc, điên đảo, chẳng có trí huệ, làm chuyện ngu ngốc như thế, chớ nên làm!
Vô pháp vô thiên đến tình trạng ấy thì trời cao phải can thiệp, vẫn phải xen vào, chẳng thể mặc kệ được! “Trời” ở đây là thiên nhiên, thiên nhiên đem lại bệnh tật, tai nạn cho quý vị. Những bệnh tật và tai nạn ấy đều do bản thân quý vị tự làm, tự chịu, chẳng phải do ai khác giáng xuống quý vị!
Chúng ta sát hại các chúng sanh, trong Phật pháp đã nói tới lục đạo luân hồi, [thật ra], chuyện này vốn chẳng phải do Phật pháp nói, mà do Bà La Môn của Ấn Độ cổ xưa đã nói, kinh Phật đồng ý với cách nói đó: “Nhân tử vi dương, dương tử vi nhân” (người chết làm dê, dê chết làm người). Quý vị giết con dê này, ăn thịt nó, dê chết đi, đầu thai, lại sanh trong nhân gian, làm người. Nó đã chịu hết tội nghiệp làm súc sanh, lại quay về nhân gian. Người sát hại hết thảy chúng sanh, sau khi chết bèn biến thành súc sanh, người đã chết biến thành dê. Đời này, quý vị ăn nó, đời sau nó ăn quý vị, oan oan tương báo, đời đời kiếp kiếp chẳng xong, phiền toái quá! Vì vậy, trong kinh, đức Phật đã dạy chúng ta, đối với những loài tiểu động vật, trông thấy chúng nó phải sanh tâm thương xót. Vì sao chúng nó phải đầu thai như thế? Trong quá khứ, lúc làm người đã tạo tội nghiệp quá nặng. Nếu sát hại sanh mạng quá nhiều, sẽ hứng chịu quả báo như thế nào? Kinh dạy, như con phù du trên mặt nước, tức là loài trùng nhỏ chạy loăng quăng trên mặt nước! Loài tiểu trùng ấy thọ mạng rất ngắn, chỉ có mấy giờ, chết rồi lại đầu thai, mỗi ngày đều phải sanh tử vài lượt, chẳng biết đến đời nào mới xong! Quý vị sát hại bao nhiêu chúng sanh thì quý vị phải sanh tử bấy nhiêu lượt, mới hòng trả hết nợ! Điều này vẫn chưa thể coi là trả xong nợ, mà là tội nghiệp của quý vị tiêu tan. Sau khi tội nghiệp tiêu tan thì mới trả nợ xong. Kinh dạy: Quý vị ăn kẻ khác nửa cân, phải đền trả kẻ ấy tám lạng. Trả nợ mà! Nợ mạng thì phải đền mạng. Thiếu tiền thì phải đền tiền. Quý vị nói xem có khổ lắm hay không? Mê hoặc, điên đảo, chẳng có trí huệ, làm chuyện ngu ngốc như thế, chớ nên làm!
Khi bất hạnh gặp những tai nạn ấy xảy đến, chúng ta tuy chẳng có tội mà bị chết trong tai nạn. Tai nạn xảy ra, người tốt lẫn kẻ ác cùng chết sạch, có người thấy vậy chẳng phục: “Vì sao người ấy (người tốt) mắc tai nạn ấy? Gã kia là kẻ xấu, chết là đáng!” Luôn suy nghĩ theo kiểu ấy. Thật ra, đó là xử sự theo tình cảm, chẳng biết chân tướng. Chân tướng là gì? Cùng nhau gặp nạn là cộng nghiệp, nhưng sau khi đã chết, sẽ đến những nơi khác nhau! Người niệm Phật gặp nạn qua đời, bèn đến thế giới Cực Lạc, đó là chuyện tốt đẹp, chẳng phải là chuyện xấu. Kẻ chẳng học Phật, nhưng suốt đời hành thiện tích đức, bị chết trong tai nạn, bèn sanh lên trời. Người tu thiện tích phước ít hơn một chút bèn quay lại nhân gian, lại đi đầu thai, sanh trong gia đình phú quý của nhân gian, nhất định sẽ tốt đẹp hơn đời này, chẳng phải là chuyện tốt đẹp ư? Kẻ tạo tác ác nghiệp sanh trong tam ác đạo, rất công bằng! Thật sự thấy rõ ràng, minh bạch, quý vị mới thật sự tin tưởng nghiệp nhân quả báo chẳng sai sót mảy may!
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Quý vị sát hại bao nhiêu chúng sanh thì quý vị phải sanh tử bấy nhiêu lượt, mới hòng trả hết nợ! Điều này vẫn chưa thể coi là trả xong nợ, mà là tội nghiệp của quý vị tiêu tan. Sau khi tội nghiệp tiêu tan thì mới trả nợ xong. Kinh dạy: Quý vị ăn kẻ khác nửa cân, phải đền trả kẻ ấy tám lạng. Trả nợ mà! Nợ mạng thì phải đền mạng. Thiếu tiền thì phải đền tiền. Quý vị nói xem có khổ lắm hay không? Mê hoặc, điên đảo, chẳng có trí huệ, làm chuyện ngu ngốc như thế, chớ nên làm!
Vô pháp vô thiên đến tình trạng ấy thì trời cao phải can thiệp, vẫn phải xen vào, chẳng thể mặc kệ được! “Trời” ở đây là thiên nhiên, thiên nhiên đem lại bệnh tật, tai nạn cho quý vị. Những bệnh tật và tai nạn ấy đều do bản thân quý vị tự làm, tự chịu, chẳng phải do ai khác giáng xuống quý vị!
Chúng ta sát hại các chúng sanh, trong Phật pháp đã nói tới lục đạo luân hồi, [thật ra], chuyện này vốn chẳng phải do Phật pháp nói, mà do Bà La Môn của Ấn Độ cổ xưa đã nói, kinh Phật đồng ý với cách nói đó: “Nhân tử vi dương, dương tử vi nhân” (người chết làm dê, dê chết làm người). Quý vị giết con dê này, ăn thịt nó, dê chết đi, đầu thai, lại sanh trong nhân gian, làm người. Nó đã chịu hết tội nghiệp làm súc sanh, lại quay về nhân gian. Người sát hại hết thảy chúng sanh, sau khi chết bèn biến thành súc sanh, người đã chết biến thành dê. Đời này, quý vị ăn nó, đời sau nó ăn quý vị, oan oan tương báo, đời đời kiếp kiếp chẳng xong, phiền toái quá! Vì vậy, trong kinh, đức Phật đã dạy chúng ta, đối với những loài tiểu động vật, trông thấy chúng nó phải sanh tâm thương xót. Vì sao chúng nó phải đầu thai như thế? Trong quá khứ, lúc làm người đã tạo tội nghiệp quá nặng. Nếu sát hại sanh mạng quá nhiều, sẽ hứng chịu quả báo như thế nào? Kinh dạy, như con phù du trên mặt nước, tức là loài trùng nhỏ chạy loăng quăng trên mặt nước! Loài tiểu trùng ấy thọ mạng rất ngắn, chỉ có mấy giờ, chết rồi lại đầu thai, mỗi ngày đều phải sanh tử vài lượt, chẳng biết đến đời nào mới xong! Quý vị sát hại bao nhiêu chúng sanh thì quý vị phải sanh tử bấy nhiêu lượt, mới hòng trả hết nợ! Điều này vẫn chưa thể coi là trả xong nợ, mà là tội nghiệp của quý vị tiêu tan. Sau khi tội nghiệp tiêu tan thì mới trả nợ xong. Kinh dạy: Quý vị ăn kẻ khác nửa cân, phải đền trả kẻ ấy tám lạng. Trả nợ mà! Nợ mạng thì phải đền mạng. Thiếu tiền thì phải đền tiền. Quý vị nói xem có khổ lắm hay không? Mê hoặc, điên đảo, chẳng có trí huệ, làm chuyện ngu ngốc như thế, chớ nên làm!
Khi bất hạnh gặp những tai nạn ấy xảy đến, chúng ta tuy chẳng có tội mà bị chết trong tai nạn. Tai nạn xảy ra, người tốt lẫn kẻ ác cùng chết sạch, có người thấy vậy chẳng phục: “Vì sao người ấy (người tốt) mắc tai nạn ấy? Gã kia là kẻ xấu, chết là đáng!” Luôn suy nghĩ theo kiểu ấy. Thật ra, đó là xử sự theo tình cảm, chẳng biết chân tướng. Chân tướng là gì? Cùng nhau gặp nạn là cộng nghiệp, nhưng sau khi đã chết, sẽ đến những nơi khác nhau! Người niệm Phật gặp nạn qua đời, bèn đến thế giới Cực Lạc, đó là chuyện tốt đẹp, chẳng phải là chuyện xấu. Kẻ chẳng học Phật, nhưng suốt đời hành thiện tích đức, bị chết trong tai nạn, bèn sanh lên trời. Người tu thiện tích phước ít hơn một chút bèn quay lại nhân gian, lại đi đầu thai, sanh trong gia đình phú quý của nhân gian, nhất định sẽ tốt đẹp hơn đời này, chẳng phải là chuyện tốt đẹp ư? Kẻ tạo tác ác nghiệp sanh trong tam ác đạo, rất công bằng! Thật sự thấy rõ ràng, minh bạch, quý vị mới thật sự tin tưởng nghiệp nhân quả báo chẳng sai sót mảy may!
- Category
- Giảng Pháp
Comments