Hỏi: Kính thưa lão Pháp sư, con bình thường thích niệm Phật theo kiểu hát xướng, bởi vì con cảm thấy niệm như vậy rất thanh tịnh và hoan hỷ. Xin hỏi niệm Phật như vậy có thể vãng sanh được không?
Đáp: Điều kiện vãng sanh không đơn thuần như vậy. Nếu chỉ hát niệm Phật thì có thể vãng sanh thì e rằng đã hiểu sai ý rồi. Chư vị phải biết chữ “niệm” trong từ “niệm Phật” viết như thế nào. Chữ niệm này không phải dùng miệng, trong miệng tuy hát câu Phật hiệu nhưng bạn không có niệm Phật. Niệm Phật có thể vãng sanh, hát câu Phật hiệu không thể vãng sanh. Niệm là sao? Chữ niệm (念) gồm chữ kim (今) và chữ tâm (心), có nghĩa là trong tâm của bạn hiện giờ thật sự có Phật, vậy thì gọi là niệm, không nhất định phải dùng đến miệng. Miệng có niệm hay không không quan trọng, quan trọng là trong tâm của bạn có Phật hay không? Nếu trong tâm thật sự có Phật, đây gọi là niệm Phật. “Nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật”, không phải ở trên miệng. Niệm ở trên miệng là nhắc nhở trong tâm của chính mình phải có Phật, trong tâm thường nghĩ đến Phật. Phật có hình dáng như thế nào? Vậy thì bạn phải đọc kinh cho thuộc, hình dáng của Phật trong kinh đã nói rồi. Kinh văn quá dài, chúng ta không dễ nhớ, vậy thì chúng ta chọn ra phẩm thứ sáu nói về 48 nguyện trong kinh Vô Lượng Thọ. A Di Đà Phật chính là 48 nguyện, 48 nguyện chính là A Di Đà Phật. Chúng ta thường xuyên nghĩ đến tâm của Phật, nguyện của Phật. Chúng ta thường xuyên nghĩ đến, đem tâm của Phật, nguyện của Phật biến thành tâm của chính mình, nguyện của chính mình, thì đây gọi là niệm Phật, cho dù bạn không niệm một tiếng Phật nào, bạn muốn vãng sanh thì đều có thể vãng sanh. Nếu trong tâm không có Phật, người xưa nói rằng, cho dù một ngày từ sáng đến tối niệm mười vạn câu Phật hiệu thì “đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Vì sao vậy? Vì trong tâm không có Phật. Thế nên, tâm phải giống như tâm của Phật, nguyện phải giống như nguyện của Phật, hành vi phải giống với hành vi của Phật, người này nhất định vãng sanh. Hễ họ muốn vãng sanh, họ nhất định được vãng sanh. Cho nên, không được hiểu sai ý nghĩa của chữ “niệm” trong “niệm Phật”. Hễ trong tâm của bạn có Phật, bạn có hát thế nào cũng được, việc này không thành vấn đề.
Đáp: Điều kiện vãng sanh không đơn thuần như vậy. Nếu chỉ hát niệm Phật thì có thể vãng sanh thì e rằng đã hiểu sai ý rồi. Chư vị phải biết chữ “niệm” trong từ “niệm Phật” viết như thế nào. Chữ niệm này không phải dùng miệng, trong miệng tuy hát câu Phật hiệu nhưng bạn không có niệm Phật. Niệm Phật có thể vãng sanh, hát câu Phật hiệu không thể vãng sanh. Niệm là sao? Chữ niệm (念) gồm chữ kim (今) và chữ tâm (心), có nghĩa là trong tâm của bạn hiện giờ thật sự có Phật, vậy thì gọi là niệm, không nhất định phải dùng đến miệng. Miệng có niệm hay không không quan trọng, quan trọng là trong tâm của bạn có Phật hay không? Nếu trong tâm thật sự có Phật, đây gọi là niệm Phật. “Nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật”, không phải ở trên miệng. Niệm ở trên miệng là nhắc nhở trong tâm của chính mình phải có Phật, trong tâm thường nghĩ đến Phật. Phật có hình dáng như thế nào? Vậy thì bạn phải đọc kinh cho thuộc, hình dáng của Phật trong kinh đã nói rồi. Kinh văn quá dài, chúng ta không dễ nhớ, vậy thì chúng ta chọn ra phẩm thứ sáu nói về 48 nguyện trong kinh Vô Lượng Thọ. A Di Đà Phật chính là 48 nguyện, 48 nguyện chính là A Di Đà Phật. Chúng ta thường xuyên nghĩ đến tâm của Phật, nguyện của Phật. Chúng ta thường xuyên nghĩ đến, đem tâm của Phật, nguyện của Phật biến thành tâm của chính mình, nguyện của chính mình, thì đây gọi là niệm Phật, cho dù bạn không niệm một tiếng Phật nào, bạn muốn vãng sanh thì đều có thể vãng sanh. Nếu trong tâm không có Phật, người xưa nói rằng, cho dù một ngày từ sáng đến tối niệm mười vạn câu Phật hiệu thì “đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Vì sao vậy? Vì trong tâm không có Phật. Thế nên, tâm phải giống như tâm của Phật, nguyện phải giống như nguyện của Phật, hành vi phải giống với hành vi của Phật, người này nhất định vãng sanh. Hễ họ muốn vãng sanh, họ nhất định được vãng sanh. Cho nên, không được hiểu sai ý nghĩa của chữ “niệm” trong “niệm Phật”. Hễ trong tâm của bạn có Phật, bạn có hát thế nào cũng được, việc này không thành vấn đề.
- Category
- Giảng Pháp
Comments