Nhớ Phật niệm Phật mà ko được vãng sanh. Đây là một vấn đề vô cùng nghiêm túc,chúng ta phải cẩn thận

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 569
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Trong đời quá khứ chúng ta có thiện căn sâu dày, nếu không chúng ta không thể có cơ duyên này.
Chư vị đồng học, bao gồm những người đang ngồi trước màn hình, trên mạng internet, hoặc là nghe được CD này, đều là đại thiện căn, đại phước đức, đại nhân duyên. Nếu không sao ta có thể nghe được!
Đời trước rộng tu các điều thiện, nhớ Phật niệm Phật, không phải đời này chúng ta mới bắt đầu niệm Phật. Vì sao trong đời quá khứ cúng dường Chư Phật, rộng tu các điều thiện, nhớ Phật niệm Phật mà không được vãng sanh? Đây là một vấn đề vô cùng nghiêm túc, chúng ta phải cẩn thận, vì sao vậy ? Sợ đời này lại giống như đời quá khứ, lại không thể vãng sanh. Một niệm sau cùng khi lâm mạng chung, không phải A Di Đà Phật, không biết quý vị nghĩ đi đâu, mấu chốt chính là một niệm sau cùng. Một niệm sau cùng nếu nghĩ đến vợ chồng con cái, tình chấp này lập tức bị đọa lạc. Nghĩ đến của cải trong gia đình, không nỡ buông bỏ. Nghĩ đến địa vị của mình, địa vị cao như vậy, không đành buông bỏ. Luôn bị danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, vẫn còn có ý niệm tham luyến. Khi nào buông bỏ hết những ý niệm tham luyến này, tất cả đều không còn, sinh hoạt trong đời thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Có rất tốt, không có cũng rất tốt, tâm địa thanh tịnh, không hề bị quấy nhiễu, lúc nào cũng an vui, pháp hỷ sung mãn. Như vậy mới được, mới có thể vãng sanh. Công phu này phải bây giờ học, phải lưu ý, nghĩ rằng trong nhiều đời quá khứ tôi học Phật, chỉ một ý niệm sau cùng bị sai lạc, lại bị trôi lăn trong luân hồi. Đời này vì thiện căn phước đức trong quá khứ sâu dày, nên lại được gặp. Nếu gặp được, một niệm này lại sai lạc, như vậy thì tiếp tục trôi lăn thêm một đời nữa, đời sau lại đến. Điều này rất phiền phức, không thể nói chơi.

Thiện căn phước đức chấp trì danh hiệu quả thật rất lớn!
Nếu thật sự hiểu được, quý vị có thể không niệm chăng? Là điều không thể. Nếu muốn tu thiện căn đệ nhất, phước đức đệ nhất của pháp thế xuất thế, niệm Phật là đủ. Niệm bao nhiêu năm nhưng thiện căn phước đức không hiện tiền, đó là nhân duyên gì? Chỉ niệm trên miệng mà không để trong lòng, miệng không thể chuyển biến cảnh giới, tâm mới có thể chuyển biến cảnh giới. Tâm ta tạp loạn, nên câu Phật hiệu trên miệng, cũng biến thành tạp loạn, không rõ ràng, chính là như vậy.
Trong giáo lý đại thừa yêu cầu chúng ta, dùng tâm thanh tịnh niệm Phật. Điều kiện cơ bản vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc là tâm tịnh tức cõi Phật tịnh. Nên niệm Phật đừng để ý nhiều hay ít, chỉ quan tâm ta dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, chân thành cung kính, như vậy mới có hiệu quả. Không dùng tâm như vậy niệm Phật, hiệu quả không lớn.
“Lúc niệm Phật, tức là lúc thiện căn phước đức đồng với Phật”, điều này đúng là vi diệu, người này dùng tâm gì? Là tâm Phật A Di Đà, đồng tâm với Phật A Di Đà, đồng nguyện với Phật A Di Đà. Phật A Di Đà phát 48 nguyện, họ cũng là 48 nguyện. Phật A Di Đà tu hành năm kiếp vô cùng gian nan, ngày nay chúng ta tu hành dễ dàng hơn ngài, vì sao vậy? Chúng ta chỉ dùng một câu danh hiệu Phật A Di Đà là được, là viên mãn, đã đem công đức tu hành năm kiếp của ngài dung hợp thành một với chúng ta. Vì chúng ta với Phật là cùng một tâm tánh, nhất định phải biết điều này.

Tịnh niệm liên tục nghĩa là nhiếp thủ”. Chính là một câu danh hiệu, câu này tiếp câu kia. Trong câu danh hiệu này, không xen lẫn bất cứ ý niệm nào trong đó, gọi là tịnh niệm.
Ngày nay chúng ta niệm Phật, tạp niệm quá nhiều, do nguyên nhân gì ? Những thứ tạp loạn trong A lại da thức chúng ta chưa vứt bỏ, vẫn còn trong đó, nên khi ta niệm Phật nó lẫn lộn cùng nhau, ý niệm không thanh tịnh. Niệm Phật có lợi ích chăng ? Có, nhưng không nhiều, vì sao vậy? Vì bị những tạp niệm này quấy nhiễu. Vốn là công đức viên mãn 100%, nó quấy nhiễu biến thành một phần công đức, hai phần công đức. Công đức quá ít, quá yếu đuối, hình như không khởi tác dụng. Không khởi tác dụng bản thân lại hoài nghi: Phật hiệu này là thật hay là giả. Ngày càng tệ hại.
Bởi thế trong kinh điển thường dạy chúng ta, nhất định không được hoài nghi, chắc chắn không được hối hận. Nỗ lực buông bỏ những tạp niệm này, đừng nghĩ đến những điều này nữa. Trong cuộc sống hằng ngay như thế nào cũng tốt, quý vị sẽ tùy duyên, mọi thứ đều tốt. Có rất tốt, không có cũng rất tốt, đừng nghĩ đến nó nữa, quý vị sẽ dần dần thay đổi được.
Khi chúng tôi cầu học ở Đài Trung, một hôm thầy Lý giảng kinh, có một đồng học cũng đang ở đây nghe kinh. Người nhà đến tìm, nói rằng nhà ông bị cháy, nhà bị cháy. Vị đồng học này giống như không nghe thấy, như như bất động, vẫn ngồi nghe giảng kinh, nghe giảng xong mới về nhà. Thầy nói, thật sự học Phật phải giống như vậy, quý vị cần nghe kinh hay cần cứu lửa? Đây chính là khảo nghiệm. Thật sự xem việc tu hành như một công việc, không bị cảnh giới bên ngoài làm dao động, như vậy mới được.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment