Nhìn thấu buông xuống tín nguyện trì danh.
Làm thế nào mới nắm chắc vãng sanh? Đại sư Ấn Quang truyền cho chúng ta là: “Tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh độ”. Gốc rễ của việc này là “nhìn thấu, buông xuống”. Tịnh tông thành tựu được hay không, then chốt là chỗ này. Chịu buông xuống vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh độ, như vậy thì quyết định thành công, công phu không ở nơi mỗi ngày niệm Phật nhiều hay ít, đọc kinh bao nhiêu, lạy Phật nhiều ít, mà công phu ở nơi buông xuống. Bởi vì sau khi buông xuống, dùng tâm chân thành niệm Phật, thì một câu Phật hiệu liền rất hiệu lực, đã kết nối với A Di Đà Phật rồi. Người không buông xuống, giống như mạng viễn thông đang bị đứt, làm sao liên tục đều thu tín hiệu được. Ấn Tổ thường nói: “Dục đắc Phật pháp thật ích, tu hướng cung kính trung cầu”( Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp, cần hướng cầu trong sự cung kính). Chúng ta có được một phần thành kính, thì kết nối một phần với A Di Đà Phật; lại gọi là ‘chí thành cảm thông’, buông xuống được thế và xuất thế gian pháp, chí thành đến tột cùng thì kết nối viên mãn cùng với A Di Đà Phật.
Thật buông xuống được hay không? Toàn ở nhìn thấu, nhìn thấu là hiểu rõ chân tướng sự thật. Chân tướng sự thật là gì? Phật nói được rõ ràng: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Hễ gì có tướng, đều là hư vọng). Hư vọng thì nên buông xuống, đừng để ở trên tâm. Sự thấy của quý vị ở trong mười phương cõi nước chư Phật đều là giả, đến Thế Giới Cực Lạc thì quý vị liền chứng được thật tướng. Nếu không làm rõ ràng, vẫn có tơ hào lưu luyến, thì lại đem kéo quý vị đi làm luân hồi. Thời gian là tính bằng kiếp, biết bao giờ mới gặp lại duyên phận như thế này? Hiểu rõ đạo lý này, thì mới sanh khởi thật sự tín nguyện, vãng sanh là quan trọng hơn tất cả những điều khác. Nỗ lực hạ thủ từ nhìn thấu, buông xuống, tâm chúng ta định rồi, không dao động nữa, một mục tiêu, một phương hướng, một câu Phật hiệu, thì đời này quyết định thành công.
Làm thế nào mới nắm chắc vãng sanh? Đại sư Ấn Quang truyền cho chúng ta là: “Tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh độ”. Gốc rễ của việc này là “nhìn thấu, buông xuống”. Tịnh tông thành tựu được hay không, then chốt là chỗ này. Chịu buông xuống vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh độ, như vậy thì quyết định thành công, công phu không ở nơi mỗi ngày niệm Phật nhiều hay ít, đọc kinh bao nhiêu, lạy Phật nhiều ít, mà công phu ở nơi buông xuống. Bởi vì sau khi buông xuống, dùng tâm chân thành niệm Phật, thì một câu Phật hiệu liền rất hiệu lực, đã kết nối với A Di Đà Phật rồi. Người không buông xuống, giống như mạng viễn thông đang bị đứt, làm sao liên tục đều thu tín hiệu được. Ấn Tổ thường nói: “Dục đắc Phật pháp thật ích, tu hướng cung kính trung cầu”( Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp, cần hướng cầu trong sự cung kính). Chúng ta có được một phần thành kính, thì kết nối một phần với A Di Đà Phật; lại gọi là ‘chí thành cảm thông’, buông xuống được thế và xuất thế gian pháp, chí thành đến tột cùng thì kết nối viên mãn cùng với A Di Đà Phật.
Thật buông xuống được hay không? Toàn ở nhìn thấu, nhìn thấu là hiểu rõ chân tướng sự thật. Chân tướng sự thật là gì? Phật nói được rõ ràng: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Hễ gì có tướng, đều là hư vọng). Hư vọng thì nên buông xuống, đừng để ở trên tâm. Sự thấy của quý vị ở trong mười phương cõi nước chư Phật đều là giả, đến Thế Giới Cực Lạc thì quý vị liền chứng được thật tướng. Nếu không làm rõ ràng, vẫn có tơ hào lưu luyến, thì lại đem kéo quý vị đi làm luân hồi. Thời gian là tính bằng kiếp, biết bao giờ mới gặp lại duyên phận như thế này? Hiểu rõ đạo lý này, thì mới sanh khởi thật sự tín nguyện, vãng sanh là quan trọng hơn tất cả những điều khác. Nỗ lực hạ thủ từ nhìn thấu, buông xuống, tâm chúng ta định rồi, không dao động nữa, một mục tiêu, một phương hướng, một câu Phật hiệu, thì đời này quyết định thành công.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments