Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 289
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Nhẫn nhục ba la mật là then chốt tu hành và cầu học thành hay bại của chúng ta, nhẫn được họ sẽ thành tựu, không nhẫn được họ không thể thành công.
Nghĩa là người ta tôn trọng, người ta kính yêu, đối với họ ta có thể nhẫn. Người ta ghét, người không thích, đối với họ ta không thể nhẫn. Những việc này đều ngay trong cuộc sống hằng ngày, từ sáng đến tối từng giờ từng phút ta đều nhìn thấy.
Quý vị xem, ngôn ngữ thái độ, vui buồn cười mắng của họ, trong Phật pháp nói họ đang tạo nghiệp. Trong tạo nghiệp này có thiện, có ác, có vô ký. Chỉ cần khởi tâm động niệm, thêm vào ngôn ngữ tạo tác, hạt giống của a lại da rất vững chắc. Những chủng tử này gặp nhân duyên liền khởi hiện hành, quả báo xuất hiện.
Người bây giờ đều cảm nhận được một cách sâu sắc, môi trường sống không tốt. Bất luận là hoàn cảnh vật chất, hay là môi trường đời sống tinh thần, đều không thể hoàn toàn như ý. Khổ nhiều vui ít, khổ quá nhiều, bảy tám phần mười là khổ, có được hai ba phần vui là không tệ, coi như là rất hạnh phúc rồi. Khổ từ đâu mà có? Đâu ngờ rằng toàn là tự làm tự chịu, không phải người khác cho mình. Bản thân ta ngày ngày đang tạo, như vậy đương nhiên ngày ngày ta phải chịu. Những gì hiện nay lãnh chịu, trong Phật giáo gọi là hoa báo. Như thực vật vậy, nở hoa trước, đời sau là quả báo. Nếu hoa hiện tại của chúng ta không tốt, chúng ta biết qua báo đời sau rất đáng sợ. Hoa hiện tại tốt, hoa báo tốt, quả báo đời sau nhất định tốt.
Chúng ta phải siêng năng tư duy xem, không nghĩ người khác, chỉ nghĩ về mình. Trong đời này, trong ngày hôm nay, trong tuần này của mình, chỉ cần nghĩ đến đây. Là ưu bi khổ não nhiều, hay tự tại an vui nhiều? Chỉ cần nghĩ đến hai vấn đề này. Nếu lo lắng phiền não rất nhiều, không phải việc tốt, nói lên điều gì? Chứng tỏ chúng ta cách ba đường ác không xa, đi rất gần. Còn như tâm địa thanh tịnh hỷ lạc nhiều, như vậy rất tốt, ta đến thiên đường không xa. Nếu mỗi ngày thời gian mình niệm Phật nhiều, một ngày 24 tiếng, ta có thể niệm 13 tiếng, 14 tiếng, hơn một nữa. Chúng ta biết, mình đang đến rất gần Phật A Di Đà, có hy vọng vãng sanh Cực Lạc. Đạo lý này không thể không hiểu, nó có liên quan mật thiết với chúng ta. Chúng ta không nỗ lực học, không học thật tốt, tương lai biết làm sao? Vì mình, phải nhất tâm niệm Phật, buông bỏ vạn duyên. Vì chúng sanh khổ nạn, như vậy cần phải kế thừa tuyệt học của thánh hiền, duy trì tuệ mạng của Như Lai, công đức này rất lớn.
Chúng ta muốn hỏi, công đức này có thể vãng sanh không? Ta thử nghĩ xem có thể vãng sanh hay không? Tổ tông, thánh hiền gia hộ chúng ta, Phật Bồ Tát gia trì chúng ta. Chỉ cần trong tâm mình muốn vãng sanh, Phật Bồ Tát sẽ đến tiếp dẫn, quý vị lập đại công cho Phật pháp. Gặp nhân duyên này không thể không làm, không có nhân duyên này đừng phan duyên, không cầu, đây là điều Phật dạy chúng ta. Không có duyên mà phan duyên, là sai lầm, đánh mất tâm thanh tịnh của mình. Duyên đến tìm mình, như vậy thì được, có nhân duyên phải nỗ lực làm. Không có nhân duyên, chỉ lo cho thân mình, lời dạy của cổ nhân. Gặp duyên phải kiêm thiện thiên hạ, không có duyên phải lo cho thân mình, đều là việc tốt. Học nhẫn nhục, dùng tâm bình đẳng đối đãi với tất cả chúng sanh. Thiện tri thức, hay không phải thiện tri thức, đều phải tu nhẫn nhục ba la mật.
Ngoại nhẫn, thế nào gọi là ngoại nhẫn của Bồ Tát? Bồ Tát nghe lời ác, mại lị, hũy nhục, phỉ báng của người, hoặc hủy nhục cha mẹ anh em chị em quyến thuộc, hòa thượng a xà lê, thầy trò đồng học, hoặc nghe hủy báng Phật pháp tăng, có vô số cách hủy báng như thế. Bồ Tát nhẫn nhục, không sanh sân nhuế, gọi là ngoại nhẫn”.
Khổ não nói ở trước là có từ bên trong, như đói khát lạnh nóng, vui buồn đau khổ, thân tâm bức bách đều phát ra từ bên trong. Đặc biệt là bệnh hoạn, già yếu, bệnh khổ, gọi là già khổ, bệnh khổ.
Ngoại nhẫn là nói những thứ từ nên ngoài, những nghịch cảnh này do bên ngoài tạo ra. Như người khác dùng lời ác hủy báng, sỉ nhục, thậm chí hãm hại đều phải nhẫn nhục. Hoặc nghe người hủy báng cha mẹ, anh em chị em, quyến thuộc của mình, bất luận có ý hay vô tình. Người xuất gia học Phật, họ hủy báng thầy mình_A xà lê đều là thầy, hòa thượng là thân giáo sư. Tuy họ không đích thân dạy mình, khi họ giảng kinh dạy học ta từng đến nghe, chúng ta gọi người này là A xà lê. Trước mặt chúng ta hủy báng thầy trò, đồng học. Hoặc là hủy báng Phật pháp, hủy báng Phật pháp tăng. Trong tình huống này, người tu Bồ Tát đạo đều phải nhẫn.
Tập 289
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Nhẫn nhục ba la mật là then chốt tu hành và cầu học thành hay bại của chúng ta, nhẫn được họ sẽ thành tựu, không nhẫn được họ không thể thành công.
Nghĩa là người ta tôn trọng, người ta kính yêu, đối với họ ta có thể nhẫn. Người ta ghét, người không thích, đối với họ ta không thể nhẫn. Những việc này đều ngay trong cuộc sống hằng ngày, từ sáng đến tối từng giờ từng phút ta đều nhìn thấy.
Quý vị xem, ngôn ngữ thái độ, vui buồn cười mắng của họ, trong Phật pháp nói họ đang tạo nghiệp. Trong tạo nghiệp này có thiện, có ác, có vô ký. Chỉ cần khởi tâm động niệm, thêm vào ngôn ngữ tạo tác, hạt giống của a lại da rất vững chắc. Những chủng tử này gặp nhân duyên liền khởi hiện hành, quả báo xuất hiện.
Người bây giờ đều cảm nhận được một cách sâu sắc, môi trường sống không tốt. Bất luận là hoàn cảnh vật chất, hay là môi trường đời sống tinh thần, đều không thể hoàn toàn như ý. Khổ nhiều vui ít, khổ quá nhiều, bảy tám phần mười là khổ, có được hai ba phần vui là không tệ, coi như là rất hạnh phúc rồi. Khổ từ đâu mà có? Đâu ngờ rằng toàn là tự làm tự chịu, không phải người khác cho mình. Bản thân ta ngày ngày đang tạo, như vậy đương nhiên ngày ngày ta phải chịu. Những gì hiện nay lãnh chịu, trong Phật giáo gọi là hoa báo. Như thực vật vậy, nở hoa trước, đời sau là quả báo. Nếu hoa hiện tại của chúng ta không tốt, chúng ta biết qua báo đời sau rất đáng sợ. Hoa hiện tại tốt, hoa báo tốt, quả báo đời sau nhất định tốt.
Chúng ta phải siêng năng tư duy xem, không nghĩ người khác, chỉ nghĩ về mình. Trong đời này, trong ngày hôm nay, trong tuần này của mình, chỉ cần nghĩ đến đây. Là ưu bi khổ não nhiều, hay tự tại an vui nhiều? Chỉ cần nghĩ đến hai vấn đề này. Nếu lo lắng phiền não rất nhiều, không phải việc tốt, nói lên điều gì? Chứng tỏ chúng ta cách ba đường ác không xa, đi rất gần. Còn như tâm địa thanh tịnh hỷ lạc nhiều, như vậy rất tốt, ta đến thiên đường không xa. Nếu mỗi ngày thời gian mình niệm Phật nhiều, một ngày 24 tiếng, ta có thể niệm 13 tiếng, 14 tiếng, hơn một nữa. Chúng ta biết, mình đang đến rất gần Phật A Di Đà, có hy vọng vãng sanh Cực Lạc. Đạo lý này không thể không hiểu, nó có liên quan mật thiết với chúng ta. Chúng ta không nỗ lực học, không học thật tốt, tương lai biết làm sao? Vì mình, phải nhất tâm niệm Phật, buông bỏ vạn duyên. Vì chúng sanh khổ nạn, như vậy cần phải kế thừa tuyệt học của thánh hiền, duy trì tuệ mạng của Như Lai, công đức này rất lớn.
Chúng ta muốn hỏi, công đức này có thể vãng sanh không? Ta thử nghĩ xem có thể vãng sanh hay không? Tổ tông, thánh hiền gia hộ chúng ta, Phật Bồ Tát gia trì chúng ta. Chỉ cần trong tâm mình muốn vãng sanh, Phật Bồ Tát sẽ đến tiếp dẫn, quý vị lập đại công cho Phật pháp. Gặp nhân duyên này không thể không làm, không có nhân duyên này đừng phan duyên, không cầu, đây là điều Phật dạy chúng ta. Không có duyên mà phan duyên, là sai lầm, đánh mất tâm thanh tịnh của mình. Duyên đến tìm mình, như vậy thì được, có nhân duyên phải nỗ lực làm. Không có nhân duyên, chỉ lo cho thân mình, lời dạy của cổ nhân. Gặp duyên phải kiêm thiện thiên hạ, không có duyên phải lo cho thân mình, đều là việc tốt. Học nhẫn nhục, dùng tâm bình đẳng đối đãi với tất cả chúng sanh. Thiện tri thức, hay không phải thiện tri thức, đều phải tu nhẫn nhục ba la mật.
Ngoại nhẫn, thế nào gọi là ngoại nhẫn của Bồ Tát? Bồ Tát nghe lời ác, mại lị, hũy nhục, phỉ báng của người, hoặc hủy nhục cha mẹ anh em chị em quyến thuộc, hòa thượng a xà lê, thầy trò đồng học, hoặc nghe hủy báng Phật pháp tăng, có vô số cách hủy báng như thế. Bồ Tát nhẫn nhục, không sanh sân nhuế, gọi là ngoại nhẫn”.
Khổ não nói ở trước là có từ bên trong, như đói khát lạnh nóng, vui buồn đau khổ, thân tâm bức bách đều phát ra từ bên trong. Đặc biệt là bệnh hoạn, già yếu, bệnh khổ, gọi là già khổ, bệnh khổ.
Ngoại nhẫn là nói những thứ từ nên ngoài, những nghịch cảnh này do bên ngoài tạo ra. Như người khác dùng lời ác hủy báng, sỉ nhục, thậm chí hãm hại đều phải nhẫn nhục. Hoặc nghe người hủy báng cha mẹ, anh em chị em, quyến thuộc của mình, bất luận có ý hay vô tình. Người xuất gia học Phật, họ hủy báng thầy mình_A xà lê đều là thầy, hòa thượng là thân giáo sư. Tuy họ không đích thân dạy mình, khi họ giảng kinh dạy học ta từng đến nghe, chúng ta gọi người này là A xà lê. Trước mặt chúng ta hủy báng thầy trò, đồng học. Hoặc là hủy báng Phật pháp, hủy báng Phật pháp tăng. Trong tình huống này, người tu Bồ Tát đạo đều phải nhẫn.
- Category
- Giảng Pháp
Comments