Nam Mô A Di Đà Phật
Hết thảy chúng sinh đều có Phật tánh. Vì thế, đức Phật dạy con người niệm Phật cầu sinh Tây Phương để nhờ vào nguyện lực đại từ bi của Phật Di Đà cũng sẽ được thọ dụng niềm vui bất sinh bất diệt ấy. Phật giảng kinh A Di Đà, sáu phương chư Phật hiện tướng lưỡi rộng dài đồng thanh tán thán, khen là kinh công đức chẳng thể nghĩ bàn được hết thảy chư Phật hộ niệm.
Niệm Phật - Hạ thủ dễ lại thành công cao, dùng công ít được hiệu quả nhanh. Chí viên, chí đốn, thẳng tắt, rộng lớn, giản dị, vượt trội hết thảy giáo lý thông thường.
Nếu tin tưởng được pháp này là nhiều kiếp đã trồng sâu thiện căn. Nếu có thể dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối thì tâm phàm phu đó biến thành Như Lai tạng, như người nhiễm hương, thân có mùi thơm. Ngài Ngẫu Ích nói “ Được vãng sinh hay không là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”.
Đã có lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, phải nên chí tâm trì sáu chữ Thánh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”. Bất luận đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, mặc áo, ăn cơm,.. đều chẳng lìa sáu chữ hồng danh (hoặc trì bốn chữ A Di Đà Phật cũng được). Cần phải niệm sao cho toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, tâm Phật chẳng hai, tâm Phật nhất như. Nếu có thể niệm tại đâu chú tâm tại đó, niệm đến cùng cực, tìm mất sạch, tâm không, Phật hiện, sẽ chứng được Tam Muội ngay trong đời này. Đến lúc lâm chung, sinh trong Thượng Thượng phẩm, có thể nói là đã hoàn tất sự tu trì đến cùng cực vậy.
Niệm Phật chẳng thể thuần nhất thì phải chế tâm, chẳng để nó chạy theo bên ngoài. Lâu ngày sẽ tự được thuần nhất. Nói “thành phiến” (tâm biến thành một phiến, một khối) nghĩa là thuần nhất không tạp vậy. Sơ tâm niệm Phật, lúc còn chưa tự chứng Tam muội, ai lại chẳng có vọng niệm? Cốt sao tâm thường giác chiếu, chẳng chuyển theo vọng. Vì thế người niệm Phật chẳng biết nhiếp tâm thì càng niệm càng sinh vọng tưởng. Nếu nhiếp được tâm thì vọng niệm sẽ dần dần mỏng nhẹ, cho đến hết sạch.
Niệm Phật cũng là cách để dưỡng khí, điều thần, mà cũng là pháp để tham cứu bản lai diện mục.
Niềm vui niệm Phật chỉ người chân thật niệm Phật mới biết được nổi. Nhưng phải chí thành khẩn thiết, nhiếp tâm niệm Phật.
ẤN QUANG ĐẠI SƯ
Hết thảy chúng sinh đều có Phật tánh. Vì thế, đức Phật dạy con người niệm Phật cầu sinh Tây Phương để nhờ vào nguyện lực đại từ bi của Phật Di Đà cũng sẽ được thọ dụng niềm vui bất sinh bất diệt ấy. Phật giảng kinh A Di Đà, sáu phương chư Phật hiện tướng lưỡi rộng dài đồng thanh tán thán, khen là kinh công đức chẳng thể nghĩ bàn được hết thảy chư Phật hộ niệm.
Niệm Phật - Hạ thủ dễ lại thành công cao, dùng công ít được hiệu quả nhanh. Chí viên, chí đốn, thẳng tắt, rộng lớn, giản dị, vượt trội hết thảy giáo lý thông thường.
Nếu tin tưởng được pháp này là nhiều kiếp đã trồng sâu thiện căn. Nếu có thể dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối thì tâm phàm phu đó biến thành Như Lai tạng, như người nhiễm hương, thân có mùi thơm. Ngài Ngẫu Ích nói “ Được vãng sinh hay không là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”.
Đã có lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, phải nên chí tâm trì sáu chữ Thánh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”. Bất luận đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, mặc áo, ăn cơm,.. đều chẳng lìa sáu chữ hồng danh (hoặc trì bốn chữ A Di Đà Phật cũng được). Cần phải niệm sao cho toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, tâm Phật chẳng hai, tâm Phật nhất như. Nếu có thể niệm tại đâu chú tâm tại đó, niệm đến cùng cực, tìm mất sạch, tâm không, Phật hiện, sẽ chứng được Tam Muội ngay trong đời này. Đến lúc lâm chung, sinh trong Thượng Thượng phẩm, có thể nói là đã hoàn tất sự tu trì đến cùng cực vậy.
Niệm Phật chẳng thể thuần nhất thì phải chế tâm, chẳng để nó chạy theo bên ngoài. Lâu ngày sẽ tự được thuần nhất. Nói “thành phiến” (tâm biến thành một phiến, một khối) nghĩa là thuần nhất không tạp vậy. Sơ tâm niệm Phật, lúc còn chưa tự chứng Tam muội, ai lại chẳng có vọng niệm? Cốt sao tâm thường giác chiếu, chẳng chuyển theo vọng. Vì thế người niệm Phật chẳng biết nhiếp tâm thì càng niệm càng sinh vọng tưởng. Nếu nhiếp được tâm thì vọng niệm sẽ dần dần mỏng nhẹ, cho đến hết sạch.
Niệm Phật cũng là cách để dưỡng khí, điều thần, mà cũng là pháp để tham cứu bản lai diện mục.
Niềm vui niệm Phật chỉ người chân thật niệm Phật mới biết được nổi. Nhưng phải chí thành khẩn thiết, nhiếp tâm niệm Phật.
ẤN QUANG ĐẠI SƯ
- Category
- Nhạc Niệm Phật
Comments