Như câu nói của người xưa: “Thà đánh động nước trăm con sông chứ nhất định không đánh động tâm trí người học đạo”. Bất kì pháp môn nào khác cũng đều ca ngợi pháp môn này, có nghĩa là các đức Phật ca ngợi lẫn nhau. Ngạn ngữ nhân gian có câu: “Nếu muốn Phật pháp hưng, chỉ có tăng khen tăng”, người xuất gia khen ngợi lẫn nhau thì Phật pháp mới hưng vượng. Nếu những người xuất gia cứ giữ cái nhìn hẹp hòi, mỗi người cứ tâng bốc, ca ngợi chính mình, khen mình chê người, không có sự giao tế thì Phật pháp sẽ suy tàn, huỷ diệt.
Ngày nay không nhiều người trên thế gian hiểu được đạo lí này, bởi thế những đạo tràng thông thường liệu có ai dám thỉnh người đến giảng kinh, dạy học chăng? Không dám, bởi vì thỉnh người khác đến họ nói những bài vở của họ, tông chỉ của họ không giống những gì bạn đã đặt ra. Họ tự khen ngợi pháp môn của mình, khen ngợi phương pháp tu hành của mình, phê bình người khác, khiến học sinh Phật Học Viện xảy ra những tình trạng như thế, khiến học sinh sau khi nghe xong không biết phải học theo ai.
Giáo thọ của Phật Học Viện nhiều như vậy, rất nhiều những buổi giảng như thế, ai cũng tự khen mình hay, đôi lúc còn phê bình người khác, khiến cho học sinh bối rối, không biết theo ai. Bản thân tôi cũng đã vấp phải trường hợp này, vì vậy sau đó tôi quyết không dạy ở Phật học viện nữa, vì không có cách nào để dạy.
Bây giờ chúng tôi mới hiểu được nỗi khổ tâm của cư sĩ Lí Bỉnh Nam, khi ông đang ở Đài Trung. Ông xây dựng Hội Niệm Phật, hội Niệm Phật Đài Trung chính tự tay ông xây dựng, ông ở đó đến 38 năm. Ông một mực cung kíng, lễ bái, cúng dường những vị đại đức lui tới Đài Trung, đôi lúc ông còn thỉnh những vị đó đến để cúng trai tăng, song chưa bao giờ thỉnh họ diễn giảng, không thỉnh những vị ấy giảng kinh, tại sao? Những liên hữu ở hội niệm Phật chuyên tu pháp môn tông Tịnh Độ, họ lại giảng những pháp môn khác, phê bình Tịnh Độ Tông, rắc rối sẽ rất lớn.
Có vị pháp sư kia khá nổi tiếng, có lần ông ta phê bình, làm cho một bộ phận những người đồng tu hoang mang, không biết phải theo ai. Sau khi ông ta đi khỏi đó, thầy lại phải giảng giải chi tiết lại cho tất cả mọi người, dần dà tâm mọi người ổn định trở lại. Đôi lúc phải mất mấy tháng trời, vì thế từ đây về sau ông không thỉnh nữa. Khi đến Đài Trung tôi thấy là lạ, có cảm giác tấm lòng thầy không được rộng rãi, làm sao bao dung được người khác, sau này tôi mới hiểu.
Không phải ngày xưa, ngày xưa những đệ tử Phật thực tâm tu pháp môn Đại Thừa đều hiểu. Đến một đạo tràng nào đấy, đạo tràng đó tu pháp môn gì, ta phải khen ngợi pháp môn đó, khen ngợi pháp sư đó, đây là người hiểu biết, hiểu quy cũ.
Ngày nay không nhiều người trên thế gian hiểu được đạo lí này, bởi thế những đạo tràng thông thường liệu có ai dám thỉnh người đến giảng kinh, dạy học chăng? Không dám, bởi vì thỉnh người khác đến họ nói những bài vở của họ, tông chỉ của họ không giống những gì bạn đã đặt ra. Họ tự khen ngợi pháp môn của mình, khen ngợi phương pháp tu hành của mình, phê bình người khác, khiến học sinh Phật Học Viện xảy ra những tình trạng như thế, khiến học sinh sau khi nghe xong không biết phải học theo ai.
Giáo thọ của Phật Học Viện nhiều như vậy, rất nhiều những buổi giảng như thế, ai cũng tự khen mình hay, đôi lúc còn phê bình người khác, khiến cho học sinh bối rối, không biết theo ai. Bản thân tôi cũng đã vấp phải trường hợp này, vì vậy sau đó tôi quyết không dạy ở Phật học viện nữa, vì không có cách nào để dạy.
Bây giờ chúng tôi mới hiểu được nỗi khổ tâm của cư sĩ Lí Bỉnh Nam, khi ông đang ở Đài Trung. Ông xây dựng Hội Niệm Phật, hội Niệm Phật Đài Trung chính tự tay ông xây dựng, ông ở đó đến 38 năm. Ông một mực cung kíng, lễ bái, cúng dường những vị đại đức lui tới Đài Trung, đôi lúc ông còn thỉnh những vị đó đến để cúng trai tăng, song chưa bao giờ thỉnh họ diễn giảng, không thỉnh những vị ấy giảng kinh, tại sao? Những liên hữu ở hội niệm Phật chuyên tu pháp môn tông Tịnh Độ, họ lại giảng những pháp môn khác, phê bình Tịnh Độ Tông, rắc rối sẽ rất lớn.
Có vị pháp sư kia khá nổi tiếng, có lần ông ta phê bình, làm cho một bộ phận những người đồng tu hoang mang, không biết phải theo ai. Sau khi ông ta đi khỏi đó, thầy lại phải giảng giải chi tiết lại cho tất cả mọi người, dần dà tâm mọi người ổn định trở lại. Đôi lúc phải mất mấy tháng trời, vì thế từ đây về sau ông không thỉnh nữa. Khi đến Đài Trung tôi thấy là lạ, có cảm giác tấm lòng thầy không được rộng rãi, làm sao bao dung được người khác, sau này tôi mới hiểu.
Không phải ngày xưa, ngày xưa những đệ tử Phật thực tâm tu pháp môn Đại Thừa đều hiểu. Đến một đạo tràng nào đấy, đạo tràng đó tu pháp môn gì, ta phải khen ngợi pháp môn đó, khen ngợi pháp sư đó, đây là người hiểu biết, hiểu quy cũ.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments