Nghe giảng, đọc Kinh. Biết nghe, biết đọc sẽ khai trí huệ; không biết nghe sẽ tăng trưởng phiền não.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 134
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Phật, Bồ Tát bảo chúng ta: Rất đơn giản, chỉ cần quý vị buông phân biệt, chấp trước xuống, sẽ có thể giống như Ngài. Vì sao? Đó là bản năng của quý vị, quý vị vốn sẵn có, chẳng hiếm hoi, lạ lùng tí nào! Quý vị cũng vốn sẵn có trí huệ của Phật, Bồ Tát, chỉ cần buông những thứ ấy xuống là được! Công phu chân chánh chẳng phải là điều gì khác, chỉ là buông xuống! Chúng ta niệm kinh, niệm kinh sẽ có thể khai trí huệ ư? Đúng vậy! Biết niệm sẽ khai trí huệ; không biết niệm sẽ tăng trưởng phiền não. Biết niệm là gì? Khi niệm kinh, buông phân biệt, chấp trước xuống, đó là “biết niệm”. Khi niệm kinh, hễ còn có phân biệt, chấp trước thì là chẳng biết niệm. Niệm kiểu đó, không chỉ chẳng thể đoạn phiền não, mà còn sanh ra phiền não. Phiền não gì vậy ? Sở Tri Chướng. Quý vị đã có Phiền Não Chướng, nay lại có thêm Sở Tri Chướng, sai mất rồi! Do đó, Mã Minh Bồ Tát dạy chúng ta ba nguyên tắc trong niệm kinh, chúng ta phải ghi nhớ. Niệm kinh, thính giáo (tức là nghe giảng), đều phải tuân thủ các nguyên tắc ấy: Nghe giảng đừng chấp trước tướng ngôn thuyết, đừng chấp trước tướng danh tự, đừng chấp trước tướng tâm duyên. Trong tâm quý vị chớ nên có phân biệt, chớ nên chấp trước, đừng suy nghĩ, hãy nhất tâm nghe kinh, quên sạch những ý niệm khác, đều buông xuống, đó gọi là “biết nghe”. Nghe kinh như vậy có thể đắc Định, có thể khai ngộ. Kẻ chẳng biết nghe chính là lũ phàm phu chúng ta mong nghe giảng, nghe người ta giảng nói như thế nào, bèn nhớ kỹ từng câu trong lòng. Hễ thuận với ý mình, bèn sanh tâm hoan hỷ; hễ trái với ý nghĩ của mình, bèn phê bình. Đó gọi là “sanh phiền não”. Quý vị nghe giảng hoặc đọc xong, tâm sanh mừng, giận, buồn, vui, sanh khởi những thứ ấy. Người thật sự biết nghe, sẽ đạt được gì? Đạt được thanh tịnh, bình đẳng, giác, đạt được những điều ấy, đó là biết nghe! Nói cách khác, nghe kinh lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng tâm duyên, lìa tướng danh tự, đó là thanh tịnh, bình đẳng, giác. Khi đọc kinh, chớ nên chấp trước tướng văn tự! Văn tự là phù hiệu ngôn ngữ. Mã Minh Bồ Tát] dạy chúng ta đừng chấp trước tướng ngôn thuyết. Chúng ta cũng đừng nên chấp tướng văn tự, mà cũng đừng chấp trước tướng danh tự, cũng chớ nên phân biệt, chẳng cần suy nghĩ câu này có ý nghĩa gì, câu kia có ý nghĩa gì, chẳng cần phải suy nghĩ! Đọc kinh như vậy, sẽ có thể đắc Thiền Định, sẽ có thể khai ngộ. Vì thế, biết và không biết có quan hệ rất lớn. Thứ gì quý vị cũng đều hiểu, hãy nắm lấy nguyên lý và nguyên tắc của chúng.
Vì sao ta nghe kinh? Vì sao ta đọc kinh? Nhằm khai ngộ, nhằm tu tâm thanh tịnh. Chúng ta cùng nhau cộng tu hai tiếng đồng hồ, cùng nhau chia sẻ, có phải là trong hai tiếng đồng hồ ấy tâm địa thanh tịnh, chẳng có tạp niệm xen vào đó, nhất tâm nơi kinh giáo hay không? Nếu như thế thì đúng. Nghe kinh giáo mà chẳng chấp trước kinh giáo thì đúng, hoàn toàn đúng. Đến khi thuần thục, xác thực là cảnh chuyển theo tâm, công phu của quý vị sâu xa. Công phu sâu là gì? Ý niệm thật sự tương ứng với tự tánh, phiền não, tập khí dần dần nhạt mỏng, dần dần tiếp cận trí huệ và đức tướng trong tự tánh, tự tánh khởi tác dụng. Nay chúng ta chẳng khởi tác dụng, vì sao? Chúng ta rất gần với phiền não tập khí, nên Tánh Đức chẳng khởi tác dụng. Chuyện này không quan trọng cho lắm, thời gian chúng ta nghe kinh quá ít, công phu chẳng đủ! Vì thế, thật sự có hoàn cảnh tu học, mỗi ngày có thể nghe kinh mười tiếng đồng hồ, tôi tin tưởng là ba tháng hay nửa năm, quý vị sẽ biến đổi. Phương pháp ấy hết sức hữu hiệu đối với người căn tánh trung hạ, nay chúng ta gọi họ là “phần tử trí thức”. Phần tử trí thức tu học phương pháp ấy] đặc biệt có hiệu quả. Quý vị bảo phần tử trí thức tham Thiền không được, vì họ chẳng thể định; bảo họ niệm Phật cũng không được, họ chẳng niệm được, vọng tưởng, tạp niệm quá nhiều. Vì thế, người bình phàm có hai căn bệnh lớn, một là hôn trầm, hai là lao chao.

Hôn trầm là gì? Tinh thần chẳng thể phấn chấn được, ngồi lâu bèn ngủ gà ngủ gật, ngủ mất tiêu! Không chỉ ngồi mới ngủ, mà đứng cũng ngủ. Thuở chúng tôi còn trẻ, xuất gia, công khóa sáng tối lên chánh điện tụng kinh, mọi người xếp hàng đứng vào chỗ, liền nghe có người ngáy, đứng ngay ở đó mà ngáy, hôn trầm mà! Lão hòa thượng dùng hương bản đập người ấy, người ấy cứ đứng đó mà ngủ! Còn có người công phu giỏi hơn nữa! Vừa đi vừa ngủ, đi nhiễu Phật, khi đi nhiễu Phật họ ngáy o o, rất lợi hại! Do đó, đấy là tật xấu!
Phật môn nói hai thứ tập khí phiền não ấy rất nặng, đều khiến cho tâm chẳng định được. Đối với kẻ chẳng thể định tâm, đức Phật dùng phương pháp tu Định để giúp đỡ họ. Đối với kẻ chẳng thể phấn chấn tinh thần, hôn trầm, có một cách là bảo kẻ ấy nhiễu Phật, kinh hành. Khi kinh hành, kẻ ấy vẫn ngủ gà ngủ gật thì còn có một cách nữa là bảo kẻ ấy lạy Phật. Vì thế, trong Phật môn, đối với hạng người đó, lão hòa thượng quy định công khóa của họ là mỗi ngày ba ngàn lạy. Ba ngàn lạy thì gần như là bảy tám tiếng đồng hồ. Làm như thế có thể chữa khỏi tật xấu của kẻ ấy.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment