Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 485 - 501
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Ngày nay chúng ta học Phật lựa chọn pháp môn Tịnh Độ, phương pháp là chấp trì danh hiệu, nên chấp trì như thế nào? Từ sáng đến tối trong 12 tiếng đồng hồ, từ mồng một đến rằm ba mươi, ngày này qua ngày khác, năm này đến năm nọ, trong tâm chỉ có danh hiệu Phật A Di Đà, như vậy sẽ được thanh tịnh. Ngoài Phật A Di Đà ra thì không có bất cứ thứ gì, tâm như vậy gọi là chánh tâm, ý như vậy gọi là chánh ý, niệm như vậy gọi là chánh niệm. Nếu còn có gì khác đều gọi là tà tư, đều gọi là tà ngôn tà hạnh, vì sao vậy ? Vì câu Phật hiệu này bảo đảm quý vị vãng sanh. Vãng sanh không thể dựa vào người khác, dựa vào người khác không chắc chắn. Hiện nay đến trợ niệm đều không an toàn. Tâm người trợ niệm không thanh tịnh, họ quá gấp gáp, rốt cuộc quý vị có vãng sanh hay không? Nghe nói vãng sanh trên đỉnh đầu nóng, nên một chút đến sờ, chốc lát lại đến sờ kiểm tra xem. Quý vị nghĩ xem có phiền não hay không ?
Người trợ niệm, nếu trợ niệm với tâm thanh tịnh bình đẳng giác, mới có công đức. Trợ niệm trong lúc tâm nông nổi, tôi tin rằng từ trường đó không phải những gì người vãng sanh hy vọng. Từ trường của tâm trôi nỗi cực kỳ không ổn định, ở trong từ trường đó, làm sao họ đạt được tâm thanh tịnh? Những đạo lý này quý vị cần phải hiểu. Vạn sự đều không rời lý, phải nắm bắt được lý.
Bởi vậy trong Văn Sao, Ấn Quang đại sư thường khuyên người khác: Trợ niệm cho người lâm chung, không nên đụng đến họ, để họ ra đi một cách an tường, như vậy là đúng. Thậm chí tổ sư đề xuất, ít nhất là sau khi tắt thở tám tiếng, nhưng an toàn nhất là 12 tiếng, tốt nhất là 14 tiếng. Đây là phán đoán khoảng thời gian sau khi chết, thần thức đã rời thân thể, có thể vãng sanh chăng? Phải chăng là thật sự vãng sanh? Có hai tin tức đáng tin cậy nhất:
Thứ nhất là trước khi họ đi, khi chưa tắt thở, nhìn thấy Phật đến tiếp dẫn, họ nói với đại chúng xung quanh: Phật đến tiếp dẫn, tôi phải ra đi. Đây là thật, hoàn toàn không phải giả.
Thứ hai, quý vị thật tâm yêu cầu họ báo mộng cho quý vị, nếu họ thật sự vãng sanh sẽ có năng lực báo mộng, họ đã đến thế giới Cực Lạc. Nếu họ không báo mộng, tức là chưa được vãng sanh. Người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, họ có năng lực này, cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn. Chúng ta cầu họ báo mộng, đây là cảm, họ liền có ứng. Tuy không có ứng, nhưng họ đi rất tốt, đi một cách an tường, đi một cách rất trang nghiêm, nhất định họ không đọa vào ba đường ác. Điều này đáng tin cậy, không có vấn đề gì. Nên phải nương vào kinh giáo, y theo khai thị của chư vị tổ sư để làm tham khảo.
Thực tế mà nói, người ra đi có vãng sanh hay không, đối với chúng ta mà nói là không quan trọng. Quan trọng nhất là gì? Ngay trong đời này bản thân chúng ta có vãng sanh hay không mới là quan trọng nhất. Họ đến thế giới Cực Lạc, chúng ta vãng sanh không phải đã gặp được rồi sao ?
Như sinh lão bệnh tử của con người trong lục đạo, chết rồi lại rơi vào luân hồi, lại sinh lão bệnh tử, mãi mãi quay cuồng như thế, không bao giờ ngưng. Sau khi chết rồi sẽ thế nào? Sau khi chết rồi lại đầu thai, lại sinh ra, lại sinh lão bệnh tử. Quay cuồng trong bao lâu rồi? Vô lượng kiếp rồi vẫn còn luân hồi! Bởi thế trong kinh Phật gọi là khổ nhọc trong sinh tử, còn không giác ngộ sao? Không được quay cuồng nữa. Khổ nhọc sinh tử là do mê hoặc điên đảo, kết bao nhiêu oán kết với chúng sanh, đó chính là oan oan tương báo, tạo thành những gì? Đức Phật dạy: Báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ, làm những chuyện như thế. Phải thực sự hiểu rõ những chuyện này, thì khi gặp những người làm hại quí vị trong đời này, quí vị mới có thể cười xoà, tại sao? Người này đối với tôi rất tốt, báo ân đó, người kia đối với tôi không tốt, đến báo oán đó. Người kia đến lừa ta, đó chính là trả nợ. Người này cúng dường ta là họ trả nợ cho ta. Họ lừa ta, là ta trả cho họ, không phải như thế sao? Cứ cười xoà, như thế thì tâm ta mới thoải mái, không bị thương tổn, đấy là diệu kế! Đời này tôi đã tiêu nghiệp chướng, kết pháp duyên, không còn kết tình duyên của thế gian mà kết pháp duyên. Kết pháp duyên, sau khi quí vị đã thành Phật, họ gặp phải khổ nạn, họ phát tín hiệu, quí vị nhận được, và đến giúp đỡ họ ngay, hiện ứng hoá thân.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Ngày nay chúng ta học Phật lựa chọn pháp môn Tịnh Độ, phương pháp là chấp trì danh hiệu, nên chấp trì như thế nào? Từ sáng đến tối trong 12 tiếng đồng hồ, từ mồng một đến rằm ba mươi, ngày này qua ngày khác, năm này đến năm nọ, trong tâm chỉ có danh hiệu Phật A Di Đà, như vậy sẽ được thanh tịnh. Ngoài Phật A Di Đà ra thì không có bất cứ thứ gì, tâm như vậy gọi là chánh tâm, ý như vậy gọi là chánh ý, niệm như vậy gọi là chánh niệm. Nếu còn có gì khác đều gọi là tà tư, đều gọi là tà ngôn tà hạnh, vì sao vậy ? Vì câu Phật hiệu này bảo đảm quý vị vãng sanh. Vãng sanh không thể dựa vào người khác, dựa vào người khác không chắc chắn. Hiện nay đến trợ niệm đều không an toàn. Tâm người trợ niệm không thanh tịnh, họ quá gấp gáp, rốt cuộc quý vị có vãng sanh hay không? Nghe nói vãng sanh trên đỉnh đầu nóng, nên một chút đến sờ, chốc lát lại đến sờ kiểm tra xem. Quý vị nghĩ xem có phiền não hay không ?
Người trợ niệm, nếu trợ niệm với tâm thanh tịnh bình đẳng giác, mới có công đức. Trợ niệm trong lúc tâm nông nổi, tôi tin rằng từ trường đó không phải những gì người vãng sanh hy vọng. Từ trường của tâm trôi nỗi cực kỳ không ổn định, ở trong từ trường đó, làm sao họ đạt được tâm thanh tịnh? Những đạo lý này quý vị cần phải hiểu. Vạn sự đều không rời lý, phải nắm bắt được lý.
Bởi vậy trong Văn Sao, Ấn Quang đại sư thường khuyên người khác: Trợ niệm cho người lâm chung, không nên đụng đến họ, để họ ra đi một cách an tường, như vậy là đúng. Thậm chí tổ sư đề xuất, ít nhất là sau khi tắt thở tám tiếng, nhưng an toàn nhất là 12 tiếng, tốt nhất là 14 tiếng. Đây là phán đoán khoảng thời gian sau khi chết, thần thức đã rời thân thể, có thể vãng sanh chăng? Phải chăng là thật sự vãng sanh? Có hai tin tức đáng tin cậy nhất:
Thứ nhất là trước khi họ đi, khi chưa tắt thở, nhìn thấy Phật đến tiếp dẫn, họ nói với đại chúng xung quanh: Phật đến tiếp dẫn, tôi phải ra đi. Đây là thật, hoàn toàn không phải giả.
Thứ hai, quý vị thật tâm yêu cầu họ báo mộng cho quý vị, nếu họ thật sự vãng sanh sẽ có năng lực báo mộng, họ đã đến thế giới Cực Lạc. Nếu họ không báo mộng, tức là chưa được vãng sanh. Người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, họ có năng lực này, cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn. Chúng ta cầu họ báo mộng, đây là cảm, họ liền có ứng. Tuy không có ứng, nhưng họ đi rất tốt, đi một cách an tường, đi một cách rất trang nghiêm, nhất định họ không đọa vào ba đường ác. Điều này đáng tin cậy, không có vấn đề gì. Nên phải nương vào kinh giáo, y theo khai thị của chư vị tổ sư để làm tham khảo.
Thực tế mà nói, người ra đi có vãng sanh hay không, đối với chúng ta mà nói là không quan trọng. Quan trọng nhất là gì? Ngay trong đời này bản thân chúng ta có vãng sanh hay không mới là quan trọng nhất. Họ đến thế giới Cực Lạc, chúng ta vãng sanh không phải đã gặp được rồi sao ?
Như sinh lão bệnh tử của con người trong lục đạo, chết rồi lại rơi vào luân hồi, lại sinh lão bệnh tử, mãi mãi quay cuồng như thế, không bao giờ ngưng. Sau khi chết rồi sẽ thế nào? Sau khi chết rồi lại đầu thai, lại sinh ra, lại sinh lão bệnh tử. Quay cuồng trong bao lâu rồi? Vô lượng kiếp rồi vẫn còn luân hồi! Bởi thế trong kinh Phật gọi là khổ nhọc trong sinh tử, còn không giác ngộ sao? Không được quay cuồng nữa. Khổ nhọc sinh tử là do mê hoặc điên đảo, kết bao nhiêu oán kết với chúng sanh, đó chính là oan oan tương báo, tạo thành những gì? Đức Phật dạy: Báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ, làm những chuyện như thế. Phải thực sự hiểu rõ những chuyện này, thì khi gặp những người làm hại quí vị trong đời này, quí vị mới có thể cười xoà, tại sao? Người này đối với tôi rất tốt, báo ân đó, người kia đối với tôi không tốt, đến báo oán đó. Người kia đến lừa ta, đó chính là trả nợ. Người này cúng dường ta là họ trả nợ cho ta. Họ lừa ta, là ta trả cho họ, không phải như thế sao? Cứ cười xoà, như thế thì tâm ta mới thoải mái, không bị thương tổn, đấy là diệu kế! Đời này tôi đã tiêu nghiệp chướng, kết pháp duyên, không còn kết tình duyên của thế gian mà kết pháp duyên. Kết pháp duyên, sau khi quí vị đã thành Phật, họ gặp phải khổ nạn, họ phát tín hiệu, quí vị nhận được, và đến giúp đỡ họ ngay, hiện ứng hoá thân.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments