Muốn người ta buông bỏ danh văn lợi dưỡng, buông bỏ vinh hoa phú quý. Khó khăn hơn bất cứ điều gì.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 511 - 512
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Ái dục vinh hoa, bất khả thường bảo, giai đương biệt ly, vô khả lạc giả.” Bốn câu này, phải suy nghĩ nhiều. “Ái dục vinh hoa” là thứ con người thích, phải hiểu được thứ này không thể giữ được, là thọ dụng vô cùng ngắn ngủi, nhất định phải nhìn thấu nó. Sau khi thực sự nhìn thấu thâm nhập kinh tạng. Cổ đức có câu: “thế vị sao đậm bằng pháp vị!” Ái dục vinh hoa là thế vị. Mùi vị của pháp thế gian không sánh bằng pháp vị. Nhưng pháp vị người bình thường không dễ dàng nếm được. Đặc biệt là thời đại này. Vì sao vậy? Pháp vị là thật, thế vị là giả. Quí vị muốn học thứ thật thì phải dùng chân tâm. Người hiện nay không có chân tâm, toàn là giả, hư tình giả ý, không phải là chân tâm. Chân tâm là hình dáng như thế nào? Ấn Quang Đại sư thường nói “thành kính”, chân thành cung kính. Thái độ này hiện nay không có nữa. Chân thành cung kính tất nhiên phải bồi dưỡng từ nhỏ. Hiện tại từ nhỏ đã sơ suất rồi. Cha mẹ đều phải làm việc, không ai dạy họ. Ông bà chăm sóc, ông bà lại nuông chiều, thích cháu nội, thương cháu nội, tất cả đều tùy thuận nó, như vậy không hư được sao? Cho nên trẻ con hiện nay, ảnh hưởng nó nhiều nhất là gì? ti vi, đồ chơi điện tử. Những thứ này ảnh hưởng nó nhiều nhất. Đây không phải là việc tốt. Cho nên làm cho một chút ngây thơ, một chút chân thành của chúng bị mất theo ti vi và những thứ đồ chơi. Chúng không biết hiếu thuận cha mẹ, không biết tôn trọng người lớn, không biết yêu thương anh em. Đây là yêu cầu cơ bản của nhân luân. Chúng làm không được. Cho nên không có tâm chân thành. Sau khi lớn lên vẫn như thế, chúng đã nuôi thành thói quen rồi. Biểu hiện ở bên ngoài thì nóng nảy; nội tâm không có thành kính, tâm khí nóng nảy. Kiểu tâm thái này cầu học vấn thánh hiền, thì bị chướng ngại rất lớn. Khổng Tử đến dạy quí vị cũng chẳng có cách gì. Học kinh giáo càng khó khăn hơn. Phật Bồ Tát đến dạy quí vị cũng không dạy tốt được. Vì sao vậy? Quí vị không thể tiếp thu. Ấn Quang Đại sư nói rất hay: một phần thành kính, có thể tiếp thu được một phần. Mười phần thành kính quí vị có thể tiếp thu được mười phần. Hiện tại được mấy phần thành kính? Gần như không có nữa. Không có tâm thành kính, vào thời xưa thầy giáo sẽ không dạy quí vị. Quí vị đi theo học dự thính thì có thể, thầy giáo sẽ không dạy quí vị. Vì sao vậy? vì quí vị không thể tiếp thu, không phải thầy giáo không từ bi. Đây là chúng ta nói đến sự phục hưng của văn hóa truyền thống. Đây là một mắt xích vô cùng khó khăn, không dễ dàng gì đột phá. Học Phật vấn đề cũng chính tại chỗ này.
Tâm tánh nóng nảy đối với ái dục vinh hoa, họ cho rằng đây là việc vui, việc tốt. Ngày ngày họ truy cầu, ngày ngày họ hưởng thụ. Họ làm sao mà chịu buông bỏ? Tuy điển tịch của cổ thánh tiên hiền đều nói như vậy, giống như dưới đây Hội Sớ nói: “vinh hoa không thể giữ, tích tụ sẽ ly tán. Ái dục không thể thường, hưng thạnh rồi tàn suy, điên đảo vui sai lầm, vì vậy không thể vui. Cho dù họ biết được sự việc này, họ cũng sẽ không buông bỏ. Được một ngày hưởng thụ họ phải hưởng thụ cho hết một ngày. Ngày mai, ngày mai còn chưa đến, còn chưa nghĩ đến. Cho nên điều này vô cùng khó. Muốn người ta buông bỏ danh văn lợi dưỡng, buông bỏ vinh hoa phú quý. Hiện nay điều này khó khăn hơn bất cứ điều gì. Nếu như thực sự buông bỏ, họ nếm được pháp vị, vậy thì khác rồi. Thật sự rõ ràng pháp vị vượt qua thế vị. Trong pháp vị có niềm vui chân thật, tương ưng với tánh đức. Pháp thế gian tương ưng với phiền não, tương ưng với tâm hành bất thiện. Pháp lạc không như thế, pháp lạc đích thực tương ưng với tánh đức. Đây là niềm vui của bậc Thánh, nên truy cầu nó.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment