"Mỗi ngày tạo thập ác bạn phải trả giá thê thảm"(Hòa Thượng Tịnh Không)

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
151 Views
Khi chúng ta mở quyển kinh ra thì nhìn thấy Phật Gọi Thiện nam tử thiện nữ nhân, chữ “thiện” này là có tiêu chuẩn của nó, bạn phải hoàn toàn thực hành được thập thiện nghiệp đạo thì bạn mới là Thiện nam tử thiện nữ nhân. Nếu bạn không thực hành được thập thiện nghiệp đạo, nhưng cũng gọi bạn là Thiện Nam tử thiện nữ nhân, đó là đánh thức bạn, hy vọng bạn có thể tự giác, hy vọng bạn có thể làm được, dụng ý là ở tại chỗ này.

Vì sao ngày nay chúng ta người tại gia không thực hành được thập thiện nghiệp đạo, người xuất gia thì không thực hành được sa di luật nghi? Là vì cái gốc của chúng ta không đắp vững vàng.

Cái gốc của Phật là thập thiện nghiệp đạo, thế nhưng xét đến cùng thì Phật cao hơn pháp thế gian, cho nên trước tiên phải đắp cho vững cái gốc của pháp thế gian, trong Phật pháp chính là cái gốc của Tiểu thừa. Những năm gần đây chúng tôi cực lực đề xướng, tự chúng tôi cũng rất hết lòng nỗ lực mà tu học, đắp vững cái gốc. Cái gốc đầu tiên tức là làm người phải làm người tốt, phải làm người thiện, nhất định phải học Đệ Tử Quy của nhà nho. Nếu không thể thực hành Đệ Tử Quy thì tư tưởng lời nói hành vi của bạn hoàn toàn trái ngược với tánh đức, trái với tánh đức thì trong đời này của chúng ta không thể thành tựu, tức là chúng ta không có làm bài học, chẳng những không có học đàng hoàng, cũng không có học được gì cả. Nếu thật sự trái với thập thiện thì đó là thập ác. Mỗi ngày tạo thập ác bạn phải trả giá một cách thê thảm, đến lúc nào thì trả giá thê thảm? Là sau khi bạn chết rồi đọa xuống tam đồ, tức là ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh. Tạo thập ác thượng phẩm thì đọa địa ngục, tạo thập ác trung phẩm thì đọa ngạ quỷ, tạo thập ác hạ phẩm thì đọa súc sanh, thật là rất đáng sợ, đó là bạn phải trả giá thê thảm như vậy.

Cho nên ngày nay chúng ta bắt đầu học từ đâu? Phải bắt đầu học từ Đệ Tử Quy, Đệ Tử Quy là sự giáo dục của tánh đức, từng chữ từng câu đều từ trong tánh đức lưu lộ ra, bản tánh của mình vốn là như vậy, Phật đã làm được, thánh nhân đã làm được, chúng ta vốn là thánh nhân cũng vốn là Phật, bởi vì hiện nay chúng ta không chịu làm nên biến thành cái nông nỗi này, sau khi hiểu rõ thì tâm hổ thẹn của chúng ta sẽ sinh ra, không thể không hết lòng nỗ lực mà tu học, đây là cái gốc thứ nhất, cái cốc này quan trọng hơn hết.

Cái gốc thứ hai là Cảm Ứng Thiên của đạo giáo, tức là Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên nghiêng nặng về sự giáo dục của nhân quả, phải đắp cái gốc này, tại vì sao? Vì bạn có đắp cái gốc này thì bạn khởi tâm động niệm liền nghĩ đến nhân duyên quả báo, khởi lên một thiện niệm thì thiện niệm này sẽ liền truyền đi khắp cả pháp giới hư không giới, không nên nghĩ rằng, ta khởi lên một ác niệm thì không có người biết, thiên địa quỷ thần đều biết, không có ai mà không biết. Khởi lên một thiện niệm thiên địa quỷ thần cũng biết, tại sao bạn không khởi thiện niệm mà lại khởi ác niệm ? Đó là sai, cho nên sự giáo dục của nhân quả rất là quan trọng.

Sau khi đã đắp xong hai cái gốc này, lại đắp cái gốc thứ ba, cái gốc thứ ba là từ bên ngoài đến, là từ Ấn Độ truyền sang, hai cái gốc phía trước là nền tảng, là nền văn hóa vốn có của Trung Quốc, đặc biệt là cái gốc của Đệ Tử Quy ở Trung Quốc đã có 5.000 năm lịch sử, là căn bản của căn bản, chúng ta phải cố gắng mà học tập mới không có lỗi với tổ tông, đó mới thực sự gọi là hiếu đạo, chúng ta không thể thực hành được thì chúng ta bất hiếu với tổ tiên, bất kính với Sư trưởng thì chúng ta làm sao có được thành tựu?

(Trích từ bài khai thị 44)
Người giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Xin nghe thêm tại đậy:
http://tinhthuquan.us/PhapAm/HT-TinhKhong/TrichDoanKhaiThi/KhaiThi_Week_044.mp3
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment