Lòng tin chẳng vững, gặp duyên liền thoái chuyển. Nên lúc siêng lúc lười, thường tự phóng dật.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 -Giảng lần thứ 4
TẬP - 380
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Cần đọc nhiều lần đoạn văn tự này, phải thường xuyên đọc. Nếu ai đó gặp vấn đề này, quý vị nói tôi làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Quý vị đem đoạn văn này chép ra, viết thành chữ lớn, dán ở phòng quý vị, sớm tối quý vị đều có thể nhìn thấy. Buổi sáng cùng đến xem, đọc ba lần; buổi tối trước khi ngủ, đọc ba lần, xem xem có hiệu quả không, việc trị bệnh này, đây là phương thuốc. Nếu quý vị không trị theo cách này, sợ rằng thời gian lâu dần, quý vị không quay đầu lại được, tuổi tác lớn rồi, thì quý vị còn không kịp nữa. Bất kể việc gì, bây giờ nắm bắt thời gian thì phải làm, phải làm thật sự, mới có hy vọng.
Tâm chẳng giữa chừng thoái chuyển), “hồi giả thoái dã. Trung hồi giả trung đồ thoái chuyển dã” (hồi là thoái chuyển. Trung hồi là giữa đường mà thoái chuyển). Tại sao lại thoái chuyển? “Tín niệm bất kiên, ngộ duyên tắc thoái” (lòng tin chẳng vững, gặp duyên liền thoái chuyển). Duyên thoái chuyển của thế giới này nhiều, đều là khiến quý vị thoái lui, không có người giúp quý vị tiến lên, quý vị gặp duyên tự nhiên liền lùi lại. Danh văn lợi dưỡng, là thoái duyên, những thứ mà người yêu thích, những thứ mà người mong cầu, họ cầu thoái lui, họ không biết cầu tiến tới, sự tiến này là tiến đến vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Nếu chúng ta ở Thế giới Ta Bà, trên danh văn lợi dưỡng có tiến bộ, đối với cầu vãng sanh Tịnh-độ mà thoái lùi, thì đó không phải là chuyện tốt. Cho nên nhất định phải hạ quyết tâm, đem việc cầu vãng sanh Tịnh-độ đặt lên vị trí thứ nhất, những thứ khác là thứ hai, thứ ba, thì quý vị mới có thể bảo đảm vĩnh viễn trụ không thoái chuyển, điều này quan trọng hơn tất cả! Gặp duyên thì thoái lùi. “Cực Lạc thánh chúng, trí huệ mãnh lợi, đoạn nghi sanh tín, kiên cố bất động, như Kim Cang sơn, cố tâm bất trung hồi nhất vãng trực tiền dã” (Thánh chúng cõi Cực Lạc, trí huệ bén nhạy, đoạn nghi sanh tín, kiên cố chẳng lay động, như núi Kim Cang, nên tâm chẳng giữa đường thoái chuyển, thẳng tiến một mạch tới trước).
“Ý vô giải thời” (Ý không lúc nào lười biếng), không lúc nào giải đãi. Nguyên nhân của lười biếng là gì? “Nguyện bất thâm cố. Nguyện bất thâm thiết, hành trì vô lực. Cố thời cần thời giải, thường tự phóng dật” (Bởi nguyện chẳng sâu, nguyện không khẩn thiết, hành trì không có lực. Nên lúc siêng lúc lười, thường tự phóng dật). Đây chính là nguyên nhân. “Đãn Cực Lạc Thánh chúng, thâm đạt chí lý, tín thâm nguyện thiết, cố dũng mãnh tinh tấn vô hữu giải thời dã” (Hễ là Thánh chúng Cực Lạc, thì thấu đạt chí lý, tin sâu nguyện thiết, nên dũng mãnh tinh tấn không lúc nào lười biếng). Thế giới Cực Lạc vì sao không thoái chuyển? Cần đọc nhiều lần đoạn văn tự này, phải thường xuyên đọc. Nếu ai đó gặp vấn đề này, quý vị nói tôi làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Quý vị đem đoạn văn này chép ra, viết thành chữ lớn, dán ở phòng quý vị, sớm tối quý vị đều có thể nhìn thấy. Buổi sáng cùng đến xem, đọc ba lần; buổi tối trước khi ngủ, đọc ba lần, xem xem có hiệu quả không, việc trị bệnh này, đây là phương thuốc. Nếu quý vị không trị theo cách này, sợ rằng thời gian lâu dần, quý vị không quay đầu lại được, tuổi tác lớn rồi, thì quý vị còn không kịp nữa. Bất kể việc gì, bây giờ nắm bắt thời gian thì phải làm, phải làm thật sự, mới có hy vọng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment