Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 533
Làm sao để độ những oán thân trai chủ ?
Trước đây tôi ở Đài Loan, lúc giảng kinh thường kể với mọi người_Có một bà cụ đến nói, đã dùng phương pháp của tôi, lập bài vị trường sanh cho người mình oán hận, thờ bên cạnh điện Phật trong nhà mình. Ngày ngày lạy Phật, sau khi lạy Phật xong cũng lạy họ ba lạy. Lạy được ba năm, bà cụ lại đến nói với tôi: Ý niệm oán hận được giảm nhẹ, nhưng vẫn còn. Nghe đến tên họ hay thấy họ, trong lòng vẫn không vui, không sanh khởi tâm thanh tịnh bình đẳng, hỏi tôi phải làm thế nào? Tôi nói đã giảm nhẹ coi như là không tệ, có hiệu quả, hãy tiếp tục lạy. Cụ hãy lạy tiếp ba năm nữa, lạy tiếp ba năm nữa xem, nếu ba năm vẫn còn vướng mắc, thì lạy tiếp ba năm nữa sẽ tiêu tan, nghe đến tên hay thấy người này, tâm không còn khởi oán hận. Do công phu chưa đủ. Người căn tánh sắc bén, dõng mãnh tinh tấn, thời gian ba năm là đủ. Khi gặp mặt, nếu họ không ghét bỏ nên chào hỏi họ, xin lỗi họ, sám hối với họ, có thể làm được như thế. Không những oán kết của mình được mở, mà còn dùng cách đó để giáo hóa chúng sanh, biến thành gì? Biến thành diễn kịch, diễn cho mọi người thấy. Quý vị xem, từ trước là oán thân đối đầu, thâm cừu đại hận, hiện nay đã hóa giải, giống như anh em chị em vậy, làm cho người khác noi theo. Quý vị thấy, Phật pháp có năng lực này. Đây là việc công đức. Nhưng chúng ta nhận thấy, có không ít, rất nhiều, biết là sai nên cũng không còn oán hận. Có bằng lòng thừa nhận mình sai chăng? Không bằng lòng, vì vấn đề sĩ diện. Trong lòng biết là không đúng, nhưng không chịu thừa nhận trước mọi người. Đây chính là nói phát lồ sám hối, không dám phát lồ sám hối, quá sĩ diện. Cho nên quá sĩ diện cũng là chướng ngại rất lớn, khiến quý vị biết sám hối, nhưng sám hối không hết, nên chỉ giảm nhẹ tội nghiệp chứ không hoàn toàn tiêu trừ. Họ không biết, nếu thật sự sám hối, buông bỏ sĩ diện, không những tự lợi mà còn độ người, không những tiêu trừ tội nghiệp mà công đức thêm tăng trưởng. Giúp người khác sanh khởi tín tâm, làm cảm động những người tạo tội nghiệp, khiến họ cũng muốn quay đầu, công đức này rất lớn.
Cho nên trong kinh Phật nói: Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, đây là chỉ điều gì? Chỉ mười pháp giới y chánh trang nghiêm. Hiện tượng mười pháp giới, không phải tự tánh sở sanh sở hiện, tự tánh sở sanh sở hiện là cõi thật báo. Biến cõi thật báo thành mười pháp giới, biến thành luân hồi lục đạo, thậm chí biến thành tam đồ, đều là cõi thật báo biến ra. Ai biến ? Ý niệm biến, niệm thiện biến ra đường lành, niệm ác biến ra đường ác, ai biến vậy? Ý niệm của mình biến, không liên quan đến ý niệm người khác, không thể không biết điều này.
Nên chúng ta nói đời này hoặc là nói đời đời kiếp kiếp nhận lãnh những quả báo khổ vui, không thể trách người khác, hoàn toàn trách bản thân. Đều do mình ngu si mê muội, nên bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển. Khởi tâm động niệm, khởi tâm này có thiện có ác, nên biến nhất chân pháp giới thành mười pháp giới. Ác niệm biến thành ba đường ác, thiện niệm biến thành ba đường lành, tất cả đều là chính mình biến hiện ra, không thể không biết điều này.
Bây giờ Đức Phật dạy chúng ta, chúng ta sống trong thời gian hiện tại này, đoạn thời gian này không dài, chúng ta nên biến như thế nào ? Biến Phật A Di Đà, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật, trên miệng chỉ có một câu A Di Đà Phật, mỗi niệm không rời Phật A Di Đà. Một phương hướng duy nhất là thế giới tây phương cực lạc, một mục tiêu duy nhất là thân cận Phật A Di Đà. Đây là thiện trong các điều thiện, thiện lớn thù thắng vô cùng. Chúng ta đã gặp được, nhân duyên này quá thù thắng, nắm chắc nhất định dựa vào bản thân, không ai có thể giúp được. Phật Bồ Tát cũng không giúp ta được, cha mẹ, thầy tổ, bạn bè cũng không ai có thể giúp được, hoàn toàn dựa vào chính mình. Đổi tâm mình thành Phật A Di Đà, như vậy là đúng, vấn đề liền được giải quyết.
Trước đây tôi ở Đài Trung theo học với thầy Lý, thầy thường dạy chúng tôi phải thay đổi tâm. Thay đổi tâm chính là phải đoạn trừ hết những thứ tạp nham trong tâm, tất cả đổi thành Phật A Di Đà, đây gọi là thay đổi tâm, vì sao vậy? Vì tâm thay đổi thì tất cả đều thay đổi, cái mà chúng ta gọi là khởi tâm động niệm, hết thảy hành vi, ngôn ngữ, hành vi đều do tâm ở đó chi phối, nó chỉ huy. Tâm chúng ta là Phật A Di Đà, thì tất cả đều biến thành Phật A Di Đà, ngôn ngữ biến thành Phật A Di Đà, hành vi trở thành Phật A Di Đà, như vậy mới chắc chắn được sanh Tịnh độ. Giống như Phật A Di Đà từ bi, rộng độ tất cả chúng sanh, chúng sanh không phải người ngoài, là nhất thể với ta. Đây hoàn toàn là sự thật, còn thân hơn người một nhà, người một nhà không phải là nhất thể, nhất thể là gì vậy? Nhất thể là mắt tai mũi lưỡi của chúng ta, và lục phủ ngũ tạng bên trong đều là chính mình, quý vị có thể không thương yêu ư ?
Tập 533
Làm sao để độ những oán thân trai chủ ?
Trước đây tôi ở Đài Loan, lúc giảng kinh thường kể với mọi người_Có một bà cụ đến nói, đã dùng phương pháp của tôi, lập bài vị trường sanh cho người mình oán hận, thờ bên cạnh điện Phật trong nhà mình. Ngày ngày lạy Phật, sau khi lạy Phật xong cũng lạy họ ba lạy. Lạy được ba năm, bà cụ lại đến nói với tôi: Ý niệm oán hận được giảm nhẹ, nhưng vẫn còn. Nghe đến tên họ hay thấy họ, trong lòng vẫn không vui, không sanh khởi tâm thanh tịnh bình đẳng, hỏi tôi phải làm thế nào? Tôi nói đã giảm nhẹ coi như là không tệ, có hiệu quả, hãy tiếp tục lạy. Cụ hãy lạy tiếp ba năm nữa, lạy tiếp ba năm nữa xem, nếu ba năm vẫn còn vướng mắc, thì lạy tiếp ba năm nữa sẽ tiêu tan, nghe đến tên hay thấy người này, tâm không còn khởi oán hận. Do công phu chưa đủ. Người căn tánh sắc bén, dõng mãnh tinh tấn, thời gian ba năm là đủ. Khi gặp mặt, nếu họ không ghét bỏ nên chào hỏi họ, xin lỗi họ, sám hối với họ, có thể làm được như thế. Không những oán kết của mình được mở, mà còn dùng cách đó để giáo hóa chúng sanh, biến thành gì? Biến thành diễn kịch, diễn cho mọi người thấy. Quý vị xem, từ trước là oán thân đối đầu, thâm cừu đại hận, hiện nay đã hóa giải, giống như anh em chị em vậy, làm cho người khác noi theo. Quý vị thấy, Phật pháp có năng lực này. Đây là việc công đức. Nhưng chúng ta nhận thấy, có không ít, rất nhiều, biết là sai nên cũng không còn oán hận. Có bằng lòng thừa nhận mình sai chăng? Không bằng lòng, vì vấn đề sĩ diện. Trong lòng biết là không đúng, nhưng không chịu thừa nhận trước mọi người. Đây chính là nói phát lồ sám hối, không dám phát lồ sám hối, quá sĩ diện. Cho nên quá sĩ diện cũng là chướng ngại rất lớn, khiến quý vị biết sám hối, nhưng sám hối không hết, nên chỉ giảm nhẹ tội nghiệp chứ không hoàn toàn tiêu trừ. Họ không biết, nếu thật sự sám hối, buông bỏ sĩ diện, không những tự lợi mà còn độ người, không những tiêu trừ tội nghiệp mà công đức thêm tăng trưởng. Giúp người khác sanh khởi tín tâm, làm cảm động những người tạo tội nghiệp, khiến họ cũng muốn quay đầu, công đức này rất lớn.
Cho nên trong kinh Phật nói: Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, đây là chỉ điều gì? Chỉ mười pháp giới y chánh trang nghiêm. Hiện tượng mười pháp giới, không phải tự tánh sở sanh sở hiện, tự tánh sở sanh sở hiện là cõi thật báo. Biến cõi thật báo thành mười pháp giới, biến thành luân hồi lục đạo, thậm chí biến thành tam đồ, đều là cõi thật báo biến ra. Ai biến ? Ý niệm biến, niệm thiện biến ra đường lành, niệm ác biến ra đường ác, ai biến vậy? Ý niệm của mình biến, không liên quan đến ý niệm người khác, không thể không biết điều này.
Nên chúng ta nói đời này hoặc là nói đời đời kiếp kiếp nhận lãnh những quả báo khổ vui, không thể trách người khác, hoàn toàn trách bản thân. Đều do mình ngu si mê muội, nên bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển. Khởi tâm động niệm, khởi tâm này có thiện có ác, nên biến nhất chân pháp giới thành mười pháp giới. Ác niệm biến thành ba đường ác, thiện niệm biến thành ba đường lành, tất cả đều là chính mình biến hiện ra, không thể không biết điều này.
Bây giờ Đức Phật dạy chúng ta, chúng ta sống trong thời gian hiện tại này, đoạn thời gian này không dài, chúng ta nên biến như thế nào ? Biến Phật A Di Đà, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật, trên miệng chỉ có một câu A Di Đà Phật, mỗi niệm không rời Phật A Di Đà. Một phương hướng duy nhất là thế giới tây phương cực lạc, một mục tiêu duy nhất là thân cận Phật A Di Đà. Đây là thiện trong các điều thiện, thiện lớn thù thắng vô cùng. Chúng ta đã gặp được, nhân duyên này quá thù thắng, nắm chắc nhất định dựa vào bản thân, không ai có thể giúp được. Phật Bồ Tát cũng không giúp ta được, cha mẹ, thầy tổ, bạn bè cũng không ai có thể giúp được, hoàn toàn dựa vào chính mình. Đổi tâm mình thành Phật A Di Đà, như vậy là đúng, vấn đề liền được giải quyết.
Trước đây tôi ở Đài Trung theo học với thầy Lý, thầy thường dạy chúng tôi phải thay đổi tâm. Thay đổi tâm chính là phải đoạn trừ hết những thứ tạp nham trong tâm, tất cả đổi thành Phật A Di Đà, đây gọi là thay đổi tâm, vì sao vậy? Vì tâm thay đổi thì tất cả đều thay đổi, cái mà chúng ta gọi là khởi tâm động niệm, hết thảy hành vi, ngôn ngữ, hành vi đều do tâm ở đó chi phối, nó chỉ huy. Tâm chúng ta là Phật A Di Đà, thì tất cả đều biến thành Phật A Di Đà, ngôn ngữ biến thành Phật A Di Đà, hành vi trở thành Phật A Di Đà, như vậy mới chắc chắn được sanh Tịnh độ. Giống như Phật A Di Đà từ bi, rộng độ tất cả chúng sanh, chúng sanh không phải người ngoài, là nhất thể với ta. Đây hoàn toàn là sự thật, còn thân hơn người một nhà, người một nhà không phải là nhất thể, nhất thể là gì vậy? Nhất thể là mắt tai mũi lưỡi của chúng ta, và lục phủ ngũ tạng bên trong đều là chính mình, quý vị có thể không thương yêu ư ?
- Category
- Giảng Pháp
Comments