KINH ĐỊA TẠNG ĐƯỢC MƯỜI PHƯƠNG BA ĐỜI CHƯ PHẬT TÁN THÁN

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
23 Views
TRONG TẤT CẢ KINH ĐẠI THỪA CHỈ CÓ HAI BỘ KINH ĐƯỢC MƯỜI PHƯƠNG BA ĐỜI TẤT CẢ CHƯ PHẬT TÁN THÁN, ĐÓ LÀ KINH VÔ LƯỢNG THỌ VÀ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN. CHƯ PHẬT NHƯ LAI VÌ SAO TÁN THÁN BỒ TÁT ĐỊA TẠNG? BỞI VÌ MỖI MỘT VỊ PHẬT BỒ TÁT ĐỀU LÀ TỪ PHÁP MÔN HIẾU THÂN TÔN SƯ NÀY MÀ TU HỌC THÀNH TỰU.

Bồ Tát Pháp Tạng có hai đại hoằng nguyện là tự lợi, lợi tha, cho nên cảm được cõi tịnh.Trong kệ tụng thứ tám, Thế giới Cực Lạc là bổn nguyện của Di Đà cảm ứng hiện tiền.Thành tựu một cõi tịnh này, tác dụng của nó chính là phải độ tận chúng sanh. Bạn xem, cái nguyện lực này vĩ đại đến như vậy, cho nên được chư Phật tán thán.Trong tất cả Kinh, có Kinh Đại Thừa được một vị Phật, hai vị Phật, ba bốn năm vị Phật tán thán, nhưng được mười phương ba đời tất cả chư Phật tán thán thì chưa thấy qua. Chỉ có hai bộ Kinh được tất cả chư Phật đều tán thán, đó là bộ Kinh này và bộ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh. Hai bộ Kinh này là được tất cả chư Phật tán thán. Chư Phật Như Lai tán thán A Di Đà Phật là tán thán cái gì? Tán thán nguyện lực hoằng thâm của Ngài, hạnh nguyện không thể nghĩ bàn, Ngài phát nguyện muốn độ hết thảy tất cả chúng sanh, cho nên chư Phật tán thán.Tại vì sao vậy? Chư Phật phát nguyện độ chúng sanh nhưng vẫn chưa phát nguyện được lớn đến như vậy. Ta muốn độ chúng sanh thế giới này, ta muốn độ chúng sanh đại thiên thế giới này, không hề nghĩ đến muốn độ tận hư không, khắp pháp giới tất cả chúng sanh. A Di Đà Phật nghĩ đến,đây là chỗ chư Phật Như Lai không thể không bội phục.

Chư Phật Như Lai tại vì sao tán thán Bồ Tát Địa Tạng? Bồ Tát Địa Tạng đại biểu hiếu đạo. Hiếu đạo là đại căn đại bổn chư Phật Bồ Tát tu hành, không thể không tán thán. Mỗi một vị Phật Bồ Tát đều là từ pháp môn này tu học thành tựu, cho nên mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều là học trò của Ngài Địa Tạng. Vì sao nói là học trò của Ngài Địa Tạng? Đều là nói hiếu thân tôn sư, là học trò trong cái pháp môn này. Địa Tạng biểu thị hiếu thân tôn sư, mỗi mỗi đều là từ pháp môn hiếu thân tôn sư này mà thành tựu, cho nên đây là pháp cơ bản trong pháp Bồ Tát. Xả bỏ căn bản thì không thể thành tựu. Tất cả chư Phật tán thán, đạo lý là như vậy.

Chúng ta tu học Đại thừa, tu học Tịnh Độ, cầu nguyện vãng sanh, phải ghi nhớ điều kiện vãng sanh cơ bản là Tam Phước. Bạn nên biết tín-nguyện-hạnh, ba tư lương là xây dựng trên nền tảng tam phước, không có tam phước thì làm gì có ba tư lương. Cái thứ nhất trong tam phước là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, bạn có làm được hay không? Việc này dễ làm hơn rất nhiều so với đoạn kiến tư phiền não. Đoạn kiến tư phiền não không dễ dàng .Quyết tâm phụng hành bốn câu này không khó.Tín-Nguyện-Hạnh của chúng ta từ ngay chỗ này mà xây dựng thì ngay trong một đời này mới có thể quyết định vãng sanh. Cho nên các vị nhất định phải ghi nhớ, không có một vị Phật Bồ Tát nào mà không hiếu thuận cha mẹ, không có vị Phật Bồ Tát nào mà không phụng sự sư trưởng. Chúng ta ngay một đời thành tựu, hai người này có ân đức rất lớn đối với chúng ta. Cho nên trong pháp Bồ Tát dạy chúng ta “tri ân báo ân”. Tri ân báo ân là ở trong Kinh Đại Bát Nhã, Bồ Tát Nhị Địa đã tu, đây là một trong tám khóa mục.Trong tri ân báo ân tinh yếu nhất chính là ân cha mẹ và ân sư trưởng.Phật Bồ Tát là sư trưởng của chúng ta.Ý nghĩa này rất sâu rất rộng, cho nên Ngài mới phát nguyện độ tận chúng sanh.

Đây là đại ý toàn văn mười bài kệ của phẩm thứ tư.Phẩm này nói ra ba sự việc này, chúng ta đọc rồi biết được phải học tập thế nào. Tỳ kheo Pháp Tạng y theo hạnh nguyện này mà học tập, cảm được cõi Tây Phương Cực Lạc. Đồng tu chúng ta chính mình nghĩ xem, ngày nay nếu như chúng ta phát tâm y giáo phụng hành, chăm chỉ nỗ lực học tập, có thể cảm ra được một gốc Tịnh Độ Singapore này hay không? Tôi nghĩ cái đáp án này là khẳng định.Đây là thành tựu công đức của chúng ta đối với chính mình, đối với chúng sanh.Hy vọng mọi người phải trân trọng, phải nỗ lực.

A Di Đà Phật !

- HT. Tịnh Không, Kinh Vô Lượng Thọ 10, tập 86.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment