Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa . Tập 459
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chương Gia đại sư. Lần đầu tiên gặp người xuất gia. Tôi rất cung kính, đối với thầy rất cung kính, đưa ra một vấn đề xin thầy chỉ giáo: Từ chỗ thầy Phương con biết được Phật giáo là đại học vấn, Phật giáo không phải mê tín. Trong nhà Phật có phương pháp để chúng ta nhanh chóng thâm nhập cảnh giới chăng? Tôi đưa ra một vấn đề như vậy.
Chương Gia đại sư nghe xong nhìn tôi, tôi cũng nhìn ông, chúng tôi nhìn nhau khoảng hơn nửa tiếng không nói câu nào. Đại sư nhìn tôi, tôi không hiểu là ý gì, tôi nhìn đại sư là đợi ông khai thị. Thật ra đến mười mấy năm sau tôi mới biết, mới minh bạch ông nhìn tôi lâu như vậy là ý gì. Người trẻ tuổi tâm trôi nổi, tức là tâm không định, nói với quý vị cũng vô dụng, nhất định phải đợi quý vị định tâm ông mới dạy. Thế nên một nửa tiếng đồng hồ giống như nhập định vậy. Đại sư mở miệng nói một chữ: có! Tinh thần chúng tôi lập tức phấn chấn lên_có! Sau khi nói một chữ xong, ông lại không nói gì nữa. Lần này thời gian ngắn, khoảng sáu bảy phút, đợi sáu bảy phút. Vừa nói một chữ “có” thì tinh thần chúng tôi lại phấn chấn lên, định công không còn, đây đều là tập khí của tuổi trẻ.
Đại sư nói với tôi sáu chữ: “nhìn phải thấu, buông phải được”, như vậy có thể nhập vào cảnh giới. Nhìn thấu là thấu triệt chân tướng sự thật, điểm này không dễ, nếu không thấu triệt làm sao buông bỏ được? Thật sự thấu suốt, cần buông bỏ quý vị sẽ buông bỏ, không cần buông bỏ quý vị sẽ giữ chặt. Ngày đầu tiên gặp mặt, gần hai tiếng đồng hồ, nói chuyện không đến 20 câu. Chương Gia đại sư đích thực để lại ấn tượng cho người khác, đi đứng nằm ngồi đều ở trong định. Ngôn ngữ từ tốn, động tác cũng rất chậm, thật giống như trong kinh điển nói: “Na già thường tại định, vô hữu bất định thời”. Tôi theo đại sư ba năm, thấy được một người, đến khởi tâm động niệm cũng đều ở trong định, thật hiếm có.
Tôi học Phật 60 năm, nền tảng học Phật của tôi có thể nói là do đại sư đặt. Thầy Phương giới thiệu Phật pháp cho tôi, thật sự đặt nền móng Phật giáo cho tôi là theo học với đại sư ba năm. Đại sư vãng sanh, tôi theo học với thầy Lý ở Đài Trung mười năm. Không có giáo dục cắm rễ ba năm của đại sư, tôi ở chỗ thầy Lý không học được nhiều như vậy. Thế nên giáo dục cắm rễ của Chương Gia đại sư vô cùng quan trọng. Vạch rõ tông chỉ, chính là đem nguyên tắc tu học cao nhất nói cho tôi.
Phải nhìn thấu, nhìn thấu giúp buông bỏ, buông bỏ giúp cho nhìn thấu. Từ sơ phát tâm đến Như Lai địa, hai phương pháp này hổ tương nhau để thành tựu. Giống như đi cầu thang vậy, đi lên từng tầng từng tầng một. Nhìn thấu giúp buông bỏ, buông bỏ giúp nhìn thấu. Quý vị nhìn thấu nhất định phải buông bỏ, nếu không buông bỏ, chỉ lên được một tầng là không lên được nữa. Nếu muốn đi lên trên thì phải buông bỏ. Buông bỏ giúp quý vị càng nhìn thấu, như vậy quý vị lại buông bỏ hơn, điều này ở đây nói về hành xả.
Buông bỏ gì? Buông bỏ hư vọng. Trong Kinh Bát Nhã dạy rằng: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Không xả bỏ những thứ hư vọng thì làm sao thấy được những thứ chân thật! Chân thật là gì? Chân thật là tự tánh. Minh tâm kiến tánh là mục tiêu cuối cùng của Phật giáo đại thừa. Đại thừa, quý vị xem tám tông phái đại thừa, trong kinh nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, đây là đại thừa. Đó là nói tám vạn bốn ngàn phương pháp khác nhau, phương thức khác nhau. Nguyên tắc chỉ đạo chung của nó đều là nhìn thấu buông bỏ, bất kỳ phương pháp nào cũng không rời nguyên tắc này. Buông bỏ tất cả, lập tức thấy tánh, thế nên Phật pháp cũng phải buông bỏ.
Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rất hay, rất nhiều người đều đã đọc: “Pháp còn phải xả, huống là phi pháp”. Pháp ở đây chính là Phật pháp, không thể chấp trước vào Phật pháp.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chương Gia đại sư. Lần đầu tiên gặp người xuất gia. Tôi rất cung kính, đối với thầy rất cung kính, đưa ra một vấn đề xin thầy chỉ giáo: Từ chỗ thầy Phương con biết được Phật giáo là đại học vấn, Phật giáo không phải mê tín. Trong nhà Phật có phương pháp để chúng ta nhanh chóng thâm nhập cảnh giới chăng? Tôi đưa ra một vấn đề như vậy.
Chương Gia đại sư nghe xong nhìn tôi, tôi cũng nhìn ông, chúng tôi nhìn nhau khoảng hơn nửa tiếng không nói câu nào. Đại sư nhìn tôi, tôi không hiểu là ý gì, tôi nhìn đại sư là đợi ông khai thị. Thật ra đến mười mấy năm sau tôi mới biết, mới minh bạch ông nhìn tôi lâu như vậy là ý gì. Người trẻ tuổi tâm trôi nổi, tức là tâm không định, nói với quý vị cũng vô dụng, nhất định phải đợi quý vị định tâm ông mới dạy. Thế nên một nửa tiếng đồng hồ giống như nhập định vậy. Đại sư mở miệng nói một chữ: có! Tinh thần chúng tôi lập tức phấn chấn lên_có! Sau khi nói một chữ xong, ông lại không nói gì nữa. Lần này thời gian ngắn, khoảng sáu bảy phút, đợi sáu bảy phút. Vừa nói một chữ “có” thì tinh thần chúng tôi lại phấn chấn lên, định công không còn, đây đều là tập khí của tuổi trẻ.
Đại sư nói với tôi sáu chữ: “nhìn phải thấu, buông phải được”, như vậy có thể nhập vào cảnh giới. Nhìn thấu là thấu triệt chân tướng sự thật, điểm này không dễ, nếu không thấu triệt làm sao buông bỏ được? Thật sự thấu suốt, cần buông bỏ quý vị sẽ buông bỏ, không cần buông bỏ quý vị sẽ giữ chặt. Ngày đầu tiên gặp mặt, gần hai tiếng đồng hồ, nói chuyện không đến 20 câu. Chương Gia đại sư đích thực để lại ấn tượng cho người khác, đi đứng nằm ngồi đều ở trong định. Ngôn ngữ từ tốn, động tác cũng rất chậm, thật giống như trong kinh điển nói: “Na già thường tại định, vô hữu bất định thời”. Tôi theo đại sư ba năm, thấy được một người, đến khởi tâm động niệm cũng đều ở trong định, thật hiếm có.
Tôi học Phật 60 năm, nền tảng học Phật của tôi có thể nói là do đại sư đặt. Thầy Phương giới thiệu Phật pháp cho tôi, thật sự đặt nền móng Phật giáo cho tôi là theo học với đại sư ba năm. Đại sư vãng sanh, tôi theo học với thầy Lý ở Đài Trung mười năm. Không có giáo dục cắm rễ ba năm của đại sư, tôi ở chỗ thầy Lý không học được nhiều như vậy. Thế nên giáo dục cắm rễ của Chương Gia đại sư vô cùng quan trọng. Vạch rõ tông chỉ, chính là đem nguyên tắc tu học cao nhất nói cho tôi.
Phải nhìn thấu, nhìn thấu giúp buông bỏ, buông bỏ giúp cho nhìn thấu. Từ sơ phát tâm đến Như Lai địa, hai phương pháp này hổ tương nhau để thành tựu. Giống như đi cầu thang vậy, đi lên từng tầng từng tầng một. Nhìn thấu giúp buông bỏ, buông bỏ giúp nhìn thấu. Quý vị nhìn thấu nhất định phải buông bỏ, nếu không buông bỏ, chỉ lên được một tầng là không lên được nữa. Nếu muốn đi lên trên thì phải buông bỏ. Buông bỏ giúp quý vị càng nhìn thấu, như vậy quý vị lại buông bỏ hơn, điều này ở đây nói về hành xả.
Buông bỏ gì? Buông bỏ hư vọng. Trong Kinh Bát Nhã dạy rằng: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Không xả bỏ những thứ hư vọng thì làm sao thấy được những thứ chân thật! Chân thật là gì? Chân thật là tự tánh. Minh tâm kiến tánh là mục tiêu cuối cùng của Phật giáo đại thừa. Đại thừa, quý vị xem tám tông phái đại thừa, trong kinh nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, đây là đại thừa. Đó là nói tám vạn bốn ngàn phương pháp khác nhau, phương thức khác nhau. Nguyên tắc chỉ đạo chung của nó đều là nhìn thấu buông bỏ, bất kỳ phương pháp nào cũng không rời nguyên tắc này. Buông bỏ tất cả, lập tức thấy tánh, thế nên Phật pháp cũng phải buông bỏ.
Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rất hay, rất nhiều người đều đã đọc: “Pháp còn phải xả, huống là phi pháp”. Pháp ở đây chính là Phật pháp, không thể chấp trước vào Phật pháp.
- Category
- Giảng Pháp
Comments