Đại sư Hoằng Nhất nói, trong mười giới, khó trì nhất là giới trộm cắp. Vì sao? Vì rất dễ phạm, bởi trộm cắp, quý vị chỉ cần không để ý một chút là sẽ phạm trộm cắp. Nên đối với mọi vật đều phải rất cẩn thận, phải đem tâm tham lam bóp chết đi.
Tôi cung cấp cho quý vị một công án, ở trong Sa Di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú, chuyện này cũng dẫn ra từ Kinh Phật, nói rằng có một Sa di, vào thời Phật Ca Diếp xuất gia làm Sa di, trông coi vườn trái cây, đại khái là được giao nhiệm vụ giữ vườn cây ăn quả cho thường trụ. Vị Sa di ấy có một ngày nọ thấy trái trên cây, liền muốn hái trái cây đó đem cúng dường cho Sư phụ của mình, mà không có bẩm báo với thường trụ, không có thông qua sự đồng ý thường trụ, tự mình lên cây hái lấy 7 trái, sau đó mang đi cúng dường cho Sư phụ. Kết quả vì tội trộm cắp đó mà bị đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ, mỗi ngày đều phải nuốt viên sắt nóng. Những viên sắt được đốt nóng đỏ rồi cho vào miệng bởi những ngục tốt, sau khi ăn những viên sắt đó thì toàn thân đều bị thiêu cháy nát, từ bên trong ra bên ngoài, chịu đau đớn vô cùng. Từ thời Đức Phật Ca Diếp, là vị Phật trước Thích Ca Mâu Ni Phật, cách thời chúng ta thời gian rất lâu rồi. Sau Phật Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật Di Lặc, thời gian ở giữa cách nhau là 5,6 tỷ 70 triệu năm, đại khái Đức Phật trước cách Đức Phật sau thời gian rất xa, trong thời gian lâu đó bị chịu khổ trong địa ngục. Quý vị thấy, lấy trộm có 7 trái cây mà mình còn không ăn, để đem cho Sư phụ ăn cũng không được, tất phải thông qua sự đồng ý của thường trụ. Cho nên, phải thật đem tâm trộm cắp trừ đi, nếu không loại trừ đi thì tội nghiệp này có thể chịu.
Còn có Kinh nói, một vị Sa di cho một người xuất gia đến cúng dường đồ ăn, đưa bánh mật, đại khái như ngày nay chúng ta nói là một loại mứt, dạng như mứt làm từ trái hồng, rất ngon ngọt, nó có thể làm ra từ đường mật, để cúng dường mọi người. Đó là vật của thường trụ. Kết quả vị đó cũng không thông qua sự đồng ý, tự mình lấy hai cái để ăn, cũng vì tội này nên vị đó đọa địa ngục. Ở trong địa ngục, vị đó có hai bánh xe lửa lớn hai bên sường để thiêu đốt, bởi vì khi lấy bánh mật, vị ấy kẹp ở hai bên nách. Vị ấy bị xe lửa thiêu đốt khổ đau không thể chịu nổi. Tôi tin một cái bánh mật còn chưa tới 5 tiền, đó là nói “4 tiền trở xuống thì phạm trung tội”, “2 tiền, 1 tiền” đều “phạm hạ tội ”. Một tiền đại khái chưa đến 10 đô la nhân dân tệ, nếu như dùng bạc để tính, không biết có thứ gì còn giá trị cao hơn bạc không? Vì Ấn Độ lúc đó lấy vỏ ngao vỏ hến làm tiền tệ, bạc có giá trị cao hơn. Tính là bạc thì một tiền bạc cũng không đến 10 đô la, quý vị lấy 10 đô la thì cũng giống như phạm hạ tội, còn có thể sám hối, cho phép quý vị sám hối, nhưng tuy đã sám hối rồi, chỉ có thể diệt tội phạm giới, còn tánh tội thì không diệt, tương lai quý vị vẫn phải trả nợ. Tánh tội là bất kể quý vị có thọ giới hay không thọ giới, hễ phạm đều có tội, đều phải trả nợ. Vả lại còn phải đền bù cộng thêm lời, thêm lãi. Quý vị nghĩ xem, nếu lãi suất cho việc quý vị lấy trộm bình quân mỗi năm là 1% , nếu đời này quý vị trộm, mà nhiều đời nhiều kiếp sau mới trả, đó là bao nhiêu năm? Quý vị tính ra được con số rất lớn, lãi suất này là càng cao rất nhiều. Cho nên “nếu không trả nợ đó, thì đời sau chuyển thành nặng, theo lý không thể trốn được”. Không thể phủ nhận được, có nợ tất phải trả.
Tôi cung cấp cho quý vị một công án, ở trong Sa Di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú, chuyện này cũng dẫn ra từ Kinh Phật, nói rằng có một Sa di, vào thời Phật Ca Diếp xuất gia làm Sa di, trông coi vườn trái cây, đại khái là được giao nhiệm vụ giữ vườn cây ăn quả cho thường trụ. Vị Sa di ấy có một ngày nọ thấy trái trên cây, liền muốn hái trái cây đó đem cúng dường cho Sư phụ của mình, mà không có bẩm báo với thường trụ, không có thông qua sự đồng ý thường trụ, tự mình lên cây hái lấy 7 trái, sau đó mang đi cúng dường cho Sư phụ. Kết quả vì tội trộm cắp đó mà bị đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ, mỗi ngày đều phải nuốt viên sắt nóng. Những viên sắt được đốt nóng đỏ rồi cho vào miệng bởi những ngục tốt, sau khi ăn những viên sắt đó thì toàn thân đều bị thiêu cháy nát, từ bên trong ra bên ngoài, chịu đau đớn vô cùng. Từ thời Đức Phật Ca Diếp, là vị Phật trước Thích Ca Mâu Ni Phật, cách thời chúng ta thời gian rất lâu rồi. Sau Phật Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật Di Lặc, thời gian ở giữa cách nhau là 5,6 tỷ 70 triệu năm, đại khái Đức Phật trước cách Đức Phật sau thời gian rất xa, trong thời gian lâu đó bị chịu khổ trong địa ngục. Quý vị thấy, lấy trộm có 7 trái cây mà mình còn không ăn, để đem cho Sư phụ ăn cũng không được, tất phải thông qua sự đồng ý của thường trụ. Cho nên, phải thật đem tâm trộm cắp trừ đi, nếu không loại trừ đi thì tội nghiệp này có thể chịu.
Còn có Kinh nói, một vị Sa di cho một người xuất gia đến cúng dường đồ ăn, đưa bánh mật, đại khái như ngày nay chúng ta nói là một loại mứt, dạng như mứt làm từ trái hồng, rất ngon ngọt, nó có thể làm ra từ đường mật, để cúng dường mọi người. Đó là vật của thường trụ. Kết quả vị đó cũng không thông qua sự đồng ý, tự mình lấy hai cái để ăn, cũng vì tội này nên vị đó đọa địa ngục. Ở trong địa ngục, vị đó có hai bánh xe lửa lớn hai bên sường để thiêu đốt, bởi vì khi lấy bánh mật, vị ấy kẹp ở hai bên nách. Vị ấy bị xe lửa thiêu đốt khổ đau không thể chịu nổi. Tôi tin một cái bánh mật còn chưa tới 5 tiền, đó là nói “4 tiền trở xuống thì phạm trung tội”, “2 tiền, 1 tiền” đều “phạm hạ tội ”. Một tiền đại khái chưa đến 10 đô la nhân dân tệ, nếu như dùng bạc để tính, không biết có thứ gì còn giá trị cao hơn bạc không? Vì Ấn Độ lúc đó lấy vỏ ngao vỏ hến làm tiền tệ, bạc có giá trị cao hơn. Tính là bạc thì một tiền bạc cũng không đến 10 đô la, quý vị lấy 10 đô la thì cũng giống như phạm hạ tội, còn có thể sám hối, cho phép quý vị sám hối, nhưng tuy đã sám hối rồi, chỉ có thể diệt tội phạm giới, còn tánh tội thì không diệt, tương lai quý vị vẫn phải trả nợ. Tánh tội là bất kể quý vị có thọ giới hay không thọ giới, hễ phạm đều có tội, đều phải trả nợ. Vả lại còn phải đền bù cộng thêm lời, thêm lãi. Quý vị nghĩ xem, nếu lãi suất cho việc quý vị lấy trộm bình quân mỗi năm là 1% , nếu đời này quý vị trộm, mà nhiều đời nhiều kiếp sau mới trả, đó là bao nhiêu năm? Quý vị tính ra được con số rất lớn, lãi suất này là càng cao rất nhiều. Cho nên “nếu không trả nợ đó, thì đời sau chuyển thành nặng, theo lý không thể trốn được”. Không thể phủ nhận được, có nợ tất phải trả.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments