Khai Thị Đối Với Đại Chúng Chùa Cực Lạc, Đài Nam .1-11-2018. Hòa thượng Tịnh Không

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
73 Views
Trong kinh Đức Phật dạy chúng ta thật thà niệm Phật. Phải biết, trước thời Càn Long nhà Thanh, pháp sư Quán Đảnh dạy rằng, thế xuất thế gian gặp thiên tai cũng vậy, hoàn cảnh khó khăn cũng vậy, hết thảy mọi vấn đề khó khăn. Trong kinh điển đại thừa, tất cả mọi phương pháp đều không thể giải quyết, đều không giải quyết được. Sau cùng vẫn còn một phương pháp, nhất tâm chuyên niệm Phật A Di Đà, không có gì không thể giải quyết. Trong khai thị này quan trọng nhất chính là nhất tâm chuyên niệm.
Vì sao có người niệm rất hiệu quả, có người niệm không hiệu quả? Chính là bốn chữ nhất tâm chuyên niệm này. Có người niệm rất tinh cần nhưng vẫn còn hoài nghi, là thật ư? Vẫn còn vọng niệm, công phu chưa thuần, cho nên họ không có cảm ứng. Nếu công phu thuần, cảm ứng liền hiện tiền.
Trong nhiều năm lại đây, chúng ta từng thấy trong số đồng học, cảm ứng rất thuần, họ không cần nhiều thời gian, thời gian hai ba năm, họ đạt được hiệu quả rất tốt, họ biểu diễn cho chúng ta thấy. Biểu diễn như thế nào? Họ vãng sanh, biết trước giờ chết, biết mình khi nào đi, được Phật đến tiếp dẫn. Không bệnh, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, biểu diễn cho chúng ta thấy đoan tướng hy hữu, điều này giả được ư? Trong mắt tôi những người này đều không phải người thường, mà là Phật Bồ Tát tái sanh, biểu diễn cho chúng ta thấy. Trong tam chuyển pháp luân, những người này làm chứng chuyển, họ làm chứng minh cho chúng ta.
Từ trong kinh điển, chúng ta hiểu được những đạo lý này. Lại thấy tấm gương của những bậc tu hành này, về sự tướng chúng ta thấy được chứng cứ, có thể không tin chăng? Còn có thể nghi hoặc sao? Nếu còn có nghi hoặc, có xen tạp, như vậy phải nhanh chóng tiếp tục nỗ lực. Nỗ lực từ đâu? Từ trong kinh điển. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh dạy học suốt 49 năm, như vậy là không uổng phí. Nếu không bắt đầu từ kinh giáo, chính là mê tín!
Chúng ta thấy rất nhiều người tu hành, đến lớn tuổi vẫn thoái chuyển. Chúng ta lý giải, biết đó là điều bình thường, vì sao vậy? Vì nền tảng của họ không sâu, không kiên cố, họ không hạ công phu từ căn bản. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, quá nhiều duyên khiến ta thoái chuyển, sức hút quá mạnh, ta sống trong xã hội này không thể không thoái chuyển, đó là người như thế nào? Là Bồ Tát thánh nhân, không phải Bồ Tát thánh nhân không được. Bồ Tát tánh nhân vì muốn giữ mình không thoái chuyển trên đường bồ đề, không thể không hạ công phu từ kinh điển. Kinh điển cũng cần phải hiểu phương pháp, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, như vậy nền tảng mới vững chắc được. Nếu học quá nhiều sẽ rất tạp, như vậy không kiên cố, rất dễ nghiêng đổ. Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, đây là phương pháp chư vị tổ sư truyền từ đời này qua đời khác. Nhưng hiện nay khoa học không cho như thế, chư vị thánh hiền nhân mới cho là như thế. Quý vị nghe theo khoa học hay nghe lời thánh hiền? Nếu các nhà khoa học thành thánh thành hiền, họ sẽ thông suốt, liền gật đầu, điều này không sai. Chúng ta cũng có lý do tin rằng, các nhà khoa học tương lai sẽ học Phật, họ thành Phật nhanh hơn chúng ta. Tâm này vừa phát, tâm bồ đề vừa phát, công đức vô biên! Phát tâm bồ đề, nếu không thoái chuyển. Từ sự mà nói họ được tất cả Chư Phật Như Lai hộ niệm, họ được long thiên thiện thần ủng hộ, vì sao vậy? Vì họ không có chính mình, họ vì chúng sanh khổ nạn. Ai không khâm phục?
Tại gia hay xuất gia, quí vị xem người y giáo phụng hành, thông thường mà nói thời gian đều không quá ba năm là họ thành công. Khi lâm chung đoan tướng hy hữu, hiện thân thuyết pháp, làm chứng chuyển cho người niệm Phật. Tôi chứng minh cho quý vị thấy, quý vị xem tôi niệm Phật ba năm là thành công. Đây là tự hành hóa tha, họ đã làm được.
thích vì nghe danh hiệu Phật, nhờ Phật gia hộ, phát tâm bồ đề”. Cách nói này rất hay, quả thật nghe danh hiệu Phật liền được Phật gia hộ. Nhưng then chốt trong này, là ta đối với Phật phải có tâm tôn trọng, phải có kính ý. Nếu không tin, vậy thì ta không làm được gì. Nếu tin thật, có thể lý giải, tức có thể cung kính với Phật. Tổ sư Ấn Quang nói, một phần thành kính, chân thành cung kính, được một phần lợi ích. Mười phần thành kính sẽ được mười phần lợi ích. Chúng ta nghe câu Phật hiệu này, xem ta có mấy phần tâm cung kính, sẽ được mất phần phước báo, được mấy phần nhẫn nhục, được mấy phần trí tuệ, hoàn toàn xem sự cung kính của chúng ta. Không có thành kính, dù nghe nhiều cũng không được lợi ích. Đạo lý này trong kinh Thế Tôn nói: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Chúng ta cảm ứng đạo giao với Đức Phật Di Đà hoàn toàn bằng tâm tưởng, điều này rất quan trọng.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment