Ở trên Kinh Phật thường hay dạy bảo chúng ta: "Mười phương ba đời Phật cùng đồng một pháp thân". Câu nói này nói được rất rõ ràng, rất tường tận, người chân thật có thể thể hội được không nhiều. "Mười phương ba đời" chính là ngày nay chúng ta gọi là tận hư không, khắp pháp giới. Phật quá khứ đã thành Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta "Vạn Phật Danh Kinh", "Thiên Phật Danh Kinh". Ở Trung Quốc, rất nhiều đạo tràng tự viện vào nông lịch đều ưa thích lạy vạn Phật, lạy thiên Phật, ở trong đó nói cho chúng ta nghe Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật tương lai. Phật quá khứ, Phật hiện tại dễ dàng hiểu được, Phật vị lai là ai? Tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai. Chúng ta phải cố gắng nghĩ tưởng, tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai. Tất cả chúng sanh bao gồm cả ta, không hề nói ngoài ta ra, mà bao gồm ta ở trong.
Ba đời tất cả Phật cùng đồng một pháp thân. "Pháp thân" là gì? Tổ sư đại đức xưa nói được rất hay, pháp thân là "chân ngã". Trong Thiền tông có tham cứu câu: "Mặt mũi trước khi cha mẹ chưa sanh ra". Mặt mũi trước khi cha mẹ chưa sanh ra chính là pháp thân. Pháp thân không có sanh diệt, pháp thân vô tướng, có thể hiện tất cả tướng. Hiện tại chúng ta nêu ra một thí dụ để nói, chúng ta đem pháp thân thí dụ thành một cái thân thể chúng ta, bởi vì chúng ta ngã chấp rất nặng, tất cả vì ta, pháp thân là thân thể hiện tại chúng ta, cái thân thể hiện tại này của chúng ta là gì? Là một cái tế bào của cái pháp thân này, thân thể hiện tại là một cái tế bào trong thân thể chúng ta. Tác dụng của tế bào là gì? Phát huy công năng nơi bổn vị của nó, cúng dường cả thảy thân thể, cái thân thể này liền khỏe mạnh. Nếu như cái tế bào này tự tư tự lợi, chỉ có hấp thu dinh dưỡng cho chính nó thôi, tuyệt đối không cho các tế bào khác, cái tế bào này liền biến thành khối u, có đúng hay không? Cái thí dụ này cũng dễ hiểu. Cho nên, chúng ta ngày nay không vì tự tư tự lợi, thì không phải khối u. Chúng ta vì xã hội, vì tất cả chúng sanh, vì toàn thể chúng ta. Vì chúng sanh mới là chân thật vì ta. Không vì chúng sanh, chỉ vì ta thì liền thành bệnh độc. Sự việc chính là như vậy. Các vị có thể đem cái thí dụ này nghĩ thông, hiểu được rồi, ý nghĩa đại khái cũng có thể hiểu được ra một chút, nhất định phải mỗi niệm vì chúng sanh, hạnh hạnh vì chúng sanh.
Chúng sanh đương nhiên không tốt, có lúc thì tạo tác tội nghiệp, chúng ta phải có thể lượng thứ cho họ. Tại vì sao họ tạo nghiệp? Vì họ mê, khi ta chưa giác ngộ vẫn không phải mê như vậy, vẫn không phải là tạo tội nghiệp giống như vậy hay sao? Ngày nay ta rất may mắn ta giác ngộ rồi, họ vẫn chưa giác ngộ. Giác ngộ rồi không có tham sân si, khi mê thì có tham sân si.
Như hiện tại có không ít đồng tu muốn phát tâm làm một ít việc tốt, làm một ít việc từ thiện cứu tế, nhất là cứu tế một số tai nạn, rất sợ là số tiền này của ta bỏ ra bị người ở giữa lấy đi, bị họ tham ô ăn hết rồi. Khi vừa nghĩ đến thì thôi vậy, hay là không làm. Quan niệm của chúng ta sai lầm. Chúng ta không làm, những người khổ nạn này vĩnh viễn không thể được cứu giúp. Chúng ta thành tâm thành ý đi làm, nếu trong đó có một số người tham ô một ít, đó là lỗi lầm của họ, thế nhưng bao nhiêu người khổ nạn này cũng có thể được một ít. Nếu như bạn muốn phát cái tâm to lớn, ta phổ độ chúng sanh, người tham ô ta cũng tặng cho họ một phần, cái tâm này của bạn liền rộng lớn. Chúng ta phổ biến bố thí, vậy có cái gì là không tốt? Tu phước đức của chính mình, tu tâm từ bi của chính mình, quyết không bởi vì có chướng ngại chúng ta liền không làm, đây là hoàn toàn sai lầm. Sai ở chỗ nào? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nghiêm trọng, đem cái cơ hội bố thí cúng dường bỏ mất đi, đây gọi là thật đáng tiếc. Có những cơ hội rất khó gặp được. Gặp được cái duyên phận này, ngày nay chúng ta gọi là nắm lấy cơ hội. Người chân thật có trí tuệ nắm lấy cơ duyên, quyết không xem thường bỏ qua, tích công bồi đức liền ở ngay những chỗ này.
http://www.tinhkhongphapngu.net/Kinh-Vo-Luong-Tho/Phat-Thuyet-Dai-Thua-Vo-Luong-Tho-Trang-Nghiem-Thanh-Tinh-Binh-Dang-Giac-Kinh-Tap-208-731/ Download MP3: http://ph.tinhtong.vn/khaithingan
Ba đời tất cả Phật cùng đồng một pháp thân. "Pháp thân" là gì? Tổ sư đại đức xưa nói được rất hay, pháp thân là "chân ngã". Trong Thiền tông có tham cứu câu: "Mặt mũi trước khi cha mẹ chưa sanh ra". Mặt mũi trước khi cha mẹ chưa sanh ra chính là pháp thân. Pháp thân không có sanh diệt, pháp thân vô tướng, có thể hiện tất cả tướng. Hiện tại chúng ta nêu ra một thí dụ để nói, chúng ta đem pháp thân thí dụ thành một cái thân thể chúng ta, bởi vì chúng ta ngã chấp rất nặng, tất cả vì ta, pháp thân là thân thể hiện tại chúng ta, cái thân thể hiện tại này của chúng ta là gì? Là một cái tế bào của cái pháp thân này, thân thể hiện tại là một cái tế bào trong thân thể chúng ta. Tác dụng của tế bào là gì? Phát huy công năng nơi bổn vị của nó, cúng dường cả thảy thân thể, cái thân thể này liền khỏe mạnh. Nếu như cái tế bào này tự tư tự lợi, chỉ có hấp thu dinh dưỡng cho chính nó thôi, tuyệt đối không cho các tế bào khác, cái tế bào này liền biến thành khối u, có đúng hay không? Cái thí dụ này cũng dễ hiểu. Cho nên, chúng ta ngày nay không vì tự tư tự lợi, thì không phải khối u. Chúng ta vì xã hội, vì tất cả chúng sanh, vì toàn thể chúng ta. Vì chúng sanh mới là chân thật vì ta. Không vì chúng sanh, chỉ vì ta thì liền thành bệnh độc. Sự việc chính là như vậy. Các vị có thể đem cái thí dụ này nghĩ thông, hiểu được rồi, ý nghĩa đại khái cũng có thể hiểu được ra một chút, nhất định phải mỗi niệm vì chúng sanh, hạnh hạnh vì chúng sanh.
Chúng sanh đương nhiên không tốt, có lúc thì tạo tác tội nghiệp, chúng ta phải có thể lượng thứ cho họ. Tại vì sao họ tạo nghiệp? Vì họ mê, khi ta chưa giác ngộ vẫn không phải mê như vậy, vẫn không phải là tạo tội nghiệp giống như vậy hay sao? Ngày nay ta rất may mắn ta giác ngộ rồi, họ vẫn chưa giác ngộ. Giác ngộ rồi không có tham sân si, khi mê thì có tham sân si.
Như hiện tại có không ít đồng tu muốn phát tâm làm một ít việc tốt, làm một ít việc từ thiện cứu tế, nhất là cứu tế một số tai nạn, rất sợ là số tiền này của ta bỏ ra bị người ở giữa lấy đi, bị họ tham ô ăn hết rồi. Khi vừa nghĩ đến thì thôi vậy, hay là không làm. Quan niệm của chúng ta sai lầm. Chúng ta không làm, những người khổ nạn này vĩnh viễn không thể được cứu giúp. Chúng ta thành tâm thành ý đi làm, nếu trong đó có một số người tham ô một ít, đó là lỗi lầm của họ, thế nhưng bao nhiêu người khổ nạn này cũng có thể được một ít. Nếu như bạn muốn phát cái tâm to lớn, ta phổ độ chúng sanh, người tham ô ta cũng tặng cho họ một phần, cái tâm này của bạn liền rộng lớn. Chúng ta phổ biến bố thí, vậy có cái gì là không tốt? Tu phước đức của chính mình, tu tâm từ bi của chính mình, quyết không bởi vì có chướng ngại chúng ta liền không làm, đây là hoàn toàn sai lầm. Sai ở chỗ nào? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nghiêm trọng, đem cái cơ hội bố thí cúng dường bỏ mất đi, đây gọi là thật đáng tiếc. Có những cơ hội rất khó gặp được. Gặp được cái duyên phận này, ngày nay chúng ta gọi là nắm lấy cơ hội. Người chân thật có trí tuệ nắm lấy cơ duyên, quyết không xem thường bỏ qua, tích công bồi đức liền ở ngay những chỗ này.
http://www.tinhkhongphapngu.net/Kinh-Vo-Luong-Tho/Phat-Thuyet-Dai-Thua-Vo-Luong-Tho-Trang-Nghiem-Thanh-Tinh-Binh-Dang-Giac-Kinh-Tap-208-731/ Download MP3: http://ph.tinhtong.vn/khaithingan
- Category
- Giảng Pháp
Comments