KHAI THỊ SỐ 11 - DỤNG CÔNG NIỆM PHẬT & SỰ CẢM ỨNG PHẬT BỒ TÁT

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
91 Views
Người niệm Phật có người thấy Phật A-Di-Đà, người trong mộng thấy Phật rất nhiều, người trong định thấy Phật cũng rất nhiều. Niệm Phật. Ở trong niệm Phật đường lúc chỉ tịnh, tức là lúc ngồi xuống niệm Phật, vào lúc này cũng có người thấy Phật, thấy hoa sen, thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc, có cái tình hình này. Sau khi thấy rồi, phải như chẳng có việc gì mới được. Nếu như vừa nhìn thấy, vậy là ghê gớm rồi, ta niệm Phật có công phu, nhìn thấy Phật rồi. Các anh đều chưa có nhìn thấy, tôi cao siêu hơn các anh quá nhiều rồi, vậy là tiêu rồi, là ma nhập rồi. Thấy như không thấy. Thật sự nhìn thấy cái tướng lành này, ở trong tâm như chẳng có việc gì. Hoàn toàn cũng không được đem cái này làm đề tài để nói với người khác, đây là cảnh giới tốt. Nếu như sau khi bạn thấy rồi, thường xuyên khoe khoang ở bên ngoài, thì cảnh giới mà bạn thấy đó là không phải thật, là cảnh giới ma. Cảm ứng đích thực là tâm thanh tịnh, cảm ứng Tây Phương y chánh trang nghiêm hiện tiền.......

Thần thông cảm ứng quyết định là chuyện xấu, không phải chuyện tốt. Cho nên Phật pháp quyết định không dùng thần thông cảm ứng làm Phật sự. “Thượng lai khiển tướng dĩ khiển chí cực xứ”. Khiển tướng là bảo chúng ta buông xả. Toàn bộ tất cả pháp tướng đều phải buông xả, đến nỗi là đến phân biệt, chấp trước vi tế cuối cùng cũng phải buông xả, vậy là đạt đến đỉnh điểm rồi. Nhân thiếu hữu sở thủ, tiện trước sắc tướng. Bản thân chúng ta tu hành dụng công, phải thường xuyên hồi quang phản chiếu ở cái chỗ này. Bản thân ở trong đời sống thường ngày, ngay chỗ khởi tâm động niệm có còn những sự việc này hay không, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, có còn những sự việc này hay không. Những sự việc này hiện tiền, chính là người bình thường chúng ta nói, ở trong tâm có lo lắng, có lo buồn, có bận tâm. Hơi có một chút là đã dính mắc tướng rồi, bốn tướng đều đầy đủ rồi. “Tiện thị hướng ngoại trì cầu” Hướng ngoại trì cầu chính là chúng ta bình thường nói là phan duyên. Bạn là phan duyên, bạn không phải tùy duyên. “Tiện phi chánh tri chánh kiến”. Cách nghĩ cách nhìn của bạn đều là sai rồi, không phải chánh tri chánh kiến. Đời sống là tu hành. Người tu Tịnh Độ cũng phải sống, người tu Tịnh Độ cũng không thể lìa khỏi xã hội, cũng không thể lìa khỏi quần chúng. Bạn mỗi ngày cũng phải đối nhân, đối sự, đối vật. Câu Phật hiệu này là niệm niệm nhắc nhở chúng ta tu tâm thanh tịnh, niệm niệm nhắc nhở chúng ta đồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, đồng hạnh với Phật A-Di-Đà, đây là niệm Phật chân chánh, ở trong tâm này có Phật. Ngoài Phật ra tất cả phải buông xả. Ở trong tâm không được phép có mảy may phân biệt, chấp trước không được phép có mảy may bận tâm. Nhất định phải biết, bận tâm là lục đạo, là luân hồi. Bất luận bận tâm điều gì cũng là tâm luân hồi, tạo nghiệp luân hồi, như vậy vãng sanh sẽ khó khăn. “Tiện thị pháp chấp ngã chấp” Có mảy may lo buồn bận tâm ở trong đó, chính là vọng tưởng, chính là phiền não. Vọng tưởng là chấp pháp. Phiền não là chấp ngã.... Đây chính là có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, là đi trái ngược lại với tánh đức. Không tịch chi tánh chính là tâm thanh tịnh. Tâm của bạn không thanh tịnh, bạn có phân biệt thì tâm của bạn không bình đẳng. Đây là chúng ta ở trong đời sống thường ngày đối nhân, đối sự, đối vật, phải luyện. Xưa nay một số người này tôi nhìn thấy chướng mắt, tôi luyện tập, luyện tập nhìn thấy rất dễ chịu. Xưa nay có một số người tôi nhìn thấy rất ưa thích, luyện tập nhìn thấy rất bình thường, phải nhìn nó bình đẳng, phải đem tâm của mình khôi phục về thanh tịnh, đây là công phu. Người niệm Phật bắt tay làm như thế nào? A-Di-Đà Phật. Gặp phải người không ưa thích, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, thì cái không ưa thích đó liền biến mất rồi. Gặp phải người này sinh tâm ưa thích, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, cũng đem tâm niệm bình đẳng, niệm thanh tịnh rồi. Phương pháp niệm Phật hay, bạn phải biết dùng. Biết dùng chính là biết dụng công. Không phải nói một ngày niệm mấy vạn tiếng, mà nhìn thấy người này vẫn chán ghét, nhìn thấy cái sự việc kia rất ưa thích, thế thì có tác dụng gì chứ! Cái đó không có tác dụng. Cho nên phải biết dùng. Ngay chỗ khởi tâm động niệm một câu A-Di-Đà Phật đè bằng rồi, khôi phục về thanh tịnh, đây là biết dụng công.
(Trích từ Kinh Kim Cang giảng ký tập 193) Download MP3: http://ph.tinhtong.vn/khaithingan
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment