KHAI PHÁT BẢO TẠNG PHẢI BẮT ĐẦU LẦN LƯỢT HỌC TẬP PHÁP HIẾU KÍNH, TỪ BI, TRÍ TUỆ VÀ HIỆN THỰC.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
MUỐN KHAI PHÁT BẢO TẠNG TRONG TỰ TÁNH, PHẢI BẮT ĐẦU LẦN LƯỢT HỌC TẬP PHÁP HIẾU KÍNH, TỪ BI, TRÍ TUỆ VÀ HIỆN THỰC.

Giáo học của Phật pháp là khai phá bảo tạng của tự tánh. Phải dùng cái gì để khai mở bảo tạng của tự tánh? Công cụ ấy nhất định phải xứng tánh, công cụ chẳng xứng tánh thì không thể khai mở bảo tạng của tự tánh. Công cụ xứng tánh là gì? Ðó chính là ‘Hiếu’ và ‘Kính’, cho nên ‘Ðịa Tạng’ xưng là Hiếu kinh của nhà Phật. Dùng ngôn ngữ hiện nay để nói thì ‘Kinh Ðịa Tạng’ chính là ‘Hiếu đạo’ và ‘Sư đạo’, ‘Hiếu thân tôn sư’ có thể khai phát bảo tạng trong tự tánh. Nếu bạn chẳng thể hiếu thuận cha mẹ, chẳng thể tôn trọng thầy giáo, bạn vĩnh viễn sẽ ở ngoài cửa Phật pháp, nói cách khác bạn học Tiểu Thừa có lẽ đạt được một chút thành tựu, nhưng học Ðại Thừa thì chẳng có phần; Ðại Thừa là khai phát tự tánh, chẳng giống với Tiểu Thừa. Tiểu Thừa là ở trên Sự Tướng, nói cách khác, vẫn còn là thế pháp. Pháp xuất thế trong Tiểu Thừa bạn cũng không đạt được, nói cách khác tuy bạn học Tiểu Thừa bạn chỉ có thể dừng ở Sơ Quả, còn cảnh giới của Nhị Quả, Tứ Quả sẽ chẳng chứng nổi. Muốn chứng Tiểu Thừa Tứ Quả, quả vị cao nhất của Tiểu Thừa thì cũng phải hiếu thân tôn sư. Ðây là chân lý, mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai cũng chẳng ngoại lệ.

Trong Quán Kinh đức Phật giảng về Tam Phước, ba tịnh nghiệp này là ‘Chánh nhân Tịnh Nghiệp của ba đời chư Phật’. Lời này vô cùng rõ ràng, minh bạch, khi chúng ta nhắc tới chư vị đồng tu đều nhớ, cũng có thể giảng nói, nhưng chẳng chịu làm, vậy thì không còn cách gì khác. Nếu một ngày nói cả ngàn lần, cả vạn lần cũng chẳng có ích gì cả, ‘nói đồ ăn, đếm của báu’ có ích lợi gì ? Nhất định phải tự mình làm hết lòng, làm cho bằng được! Mở rộng tâm hiếu thuận cha mẹ đến hiếu thuận hết thảy chúng sanh, chư Phật Như Lai đích thật là tu như vậy. Hết thảy chúng sanh chính là cha mẹ mình, chẳng phải là người ngoài, hết thảy chúng sanh đều là thầy của mình, đọc xong Hoa Nghiêm đáng lý bạn phải tin tưởng chứ. Không những hết thảy người là thầy giáo, hôm qua chúng ta đã nói cây, lá, hoa, cỏ, không có gì chẳng là thầy giáo cả? Khi lục căn tiếp xúc cảnh giới lục trần, thật sự là khi chúng ta sờ mó, nhìn thấy một hạt bụi, một lỗ chân lông bèn có thể tỉnh ngộ, đó chính là thầy giáo. Hôm qua nhìn thấy cây, hột giống là tín tâm, rễ là từ bi, thân là trí huệ, cành nhánh là năm độ, nhìn thấy chỗ nào thì trong tâm đều khai trí huệ. Ðúng như Huệ Năng nói với Ngũ Tổ: ‘Trong tâm đệ tử thường sanh trí huệ’. Ngài làm sao không thường sanh trí huệ? Lục căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài đều khai ngộ, đây tức là thường sanh trí huệ. Ngày nay lục căn chúng ta tiếp xúc cảnh giới lục trần bên ngoài đều sanh phiền não, nếu thuận theo ý tứ của mình thì sanh tham ái, tham ái là phiền não; không hợp với ý tứ của mình thì chán ghét, chán ghét sanh phiền não. Người ta lục căn tiếp xúc cảnh giới lục trần thì sanh trí huệ, chẳng sanh phiền não, đây chính là chỗ khác nhau giữa phàm và thánh, chỗ khởi tu chẳng tương đồng.

Trong kinh đức Phật nói, khẳng định tự tánh chúng ta vốn có sẵn vạn pháp, đầy đủ hết thảy pháp, đây là của báu! Giống như dưới lòng đất hàm chứa những khoáng vật quý báu, kho báu chứa dưới đất dùng còn hết, còn kho báu chứa trong tâm tánh chúng ta dùng chẳng hết, tại sao không biết khai phát! Bốn đại Bồ Tát chính là bốn pháp môn để khai phát kho báu trong tự tánh. Bốn pháp môn này phải dùng cùng lúc, ‘Hiếu Kính’ của Ðịa Tạng Bồ Tát, ‘Từ Bi’ của Quán Âm Bồ Tát, ‘Trí Huệ’ của Văn Thù Bồ Tát, ‘Biến Thành Hiện Thực’ của Phổ Hiền Bồ Tát, bốn Bồ Tát dạy chúng ta khai phá kho báu trong tự tánh. Bốn pháp môn này thiếu một cũng chẳng được, giống như cái bàn có bốn chân, thiếu một sẽ ngã, sẽ chẳng đứng vững, nhất định phải hiểu đạo lý này. Những gì đức Phật đã nói trong hết thảy kinh điển Ðại Thừa, ngàn kinh muôn luận đều chẳng ngoài việc này. Chư Phật Bồ Tát hiểu rõ rồi, đã thực hiện rồi, các ngài đạt được thọ dụng, đạt được đại tự tại, đại viên mãn. Chúng sanh chúng ta mê hoặc điên đảo, mê mất tự tánh, làm sai làm quấy, cho nên trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi, sanh tử lưu chuyển, chẳng có ngày thoát nổi.

Nhưng tánh đức của chúng ta bất luận là đang giác hay đang mê, đều chẳng thay đổi; lúc ngộ chẳng tăng thêm một mảy tơ, lúc mê thì cũng chẳng giảm bớt một tí nào.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 01, HT. Tịnh Không chủ giảng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment