Quí vị đã biết Đại thừa dạy học, thánh hiền dạy học, mục đích là gì? Mục đích là giúp quí vị khai mở trí tuệ. Ngay cả Nho gia, Đạo gia nói về ngộ tánh, làm thế nào để giúp quí vị nâng cao ngộ tánh, phương pháp của nó ở đây, nhưng ngộ tánh bắt buộc phải có gốc, gốc có hai loại, một là thiện căn đời trước, dẫn đến đời này, tâm họ rất định. Hạng người này quí vị nhìn thấy họ vô cùng trung thực, họ rất ít vọng niệm, tâm địa thuần chánh, không có tâm địa bất chánh gì, sẽ không hại người, thấy họ dường như khù khờ, nhưng rất trung thực, dường như người rất ngu xuẩn, sự ngu không ai bằng đó, gặp được duyên trí tuệ của họ liền khai mở. Giống như Huệ Năng đại sư của Trung Quốc vậy, quí vị thấy là một tiều phu đốn củi, ngành nghề này hiện nay không còn nữa, mỗi ngày lên núi đốn củi đem vào thành thị bán, bán củi rồi cầm tiền đi mua ít gạo, mua một ít dầu muối về nhà sống qua ngày, rất vất vả, ba ngày không lên núi chặt củi, trong nhà sẽ không có cơm mà ăn, vất vả một ngày dường như sẽ duy trì được cuộc sống một ngày, vô cùng vất vả, nhưng con người chân thật, cho nên đây là thiện căn của đời trước. Ngoài ra một loại khác là đời này vui bồi, từ nhỏ đã vui bồi, trước vui bồi đức hạnh, điều này vô cùng quan trọng. Đức hạnh từ đâu mà học được? học với cha mẹ, đặc biệt là mẹ. Vì thế mẹ là người thầy giáo đầu tiên của con cái. Dạy từ lúc nào vậy? Lúc nhỏ vừa ra đời, lúc vừa mở mắt là phải lo dạy rồi. Không phải quí vị cố ý đi dạy chúng. Chúng ở đó nhìn, mở mắt nhìn tự nhiên sẽ biết, tai chúng sẽ biết nghe, chúng nhìn cử chỉ hành động lời nói của người lớn, chúng ghi nhớ trong lòng, chúng liền bắt chước, chúng đang học tập, cho nên ngạn ngữ cổ có nói “ba tuổi nhìn tám mươi”, ba tuổi chúng đã nhìn được một ngàn ngày, học một ngàn ngày, rễ đã cắm chắc rồi. Chúng đều học được. Cho nên cha mẹ trước mặt con cái phải biết chúng đang nhìn thấy những gì, chúng nghe thấy những gì, chúng tiếp xúc được những gì, nhất định phải đem luân lý đạo đức làm ra cho được, làm ra cho con cái thấy. Cũng tức là ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức, làm ra cho con cái thấy. Đây gọi là giáo dục cắm rễ, hiện tại không còn nữa. Hiện tại ai biết? Những điều này trong sách cổ có ghi lại, không ai hiểu nữa. Một ngàn ngày này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Một ngàn ngày này dạy cho tốt, những đứa trẻ này sau này sẽ dễ dạy, bớt lo, không cần tốn sức nữa, dường như sáu bảy tuổi đi học, đi học thì thầy giáo làm gương cho chúng, thầy giáo tiếp tục dạy chúng. Có người đi học sớm thì khoảng bốn năm tuổi, còn có lúc ba tuổi, dạy chúng điều gì? Dạy chúng học chữ, dạy chúng biết chữ, dạy nó đọc sách, những điển tịch quan trọng muốn để cho chúng học tập. Vào thời xưa Tứ thư, Ngũ kinh là bắt buộc học. Đây là gốc, không cần giảng giải chỉ là học thuộc. Vì sao vậy? Để cho trẻ con tu giới định tuệ. Cái gốc đó cắm cho tốt rồi, giống như Đệ tử quy, Cảm ứng thiên những gốc đó đều là trước lúc ba tuổi, trong một ngàn ngày đó phải học cho biết. Những điều này hoàn toàn là thân giáo. Người làm mẹ làm để mô phạm, làm ra cho con cái thấy. Ba tuổi trở về sau là có thể dạy chúng rồi. Dạy chúng học thuộc những thư tịch này. Khi nhỏ trí nhớ tốt, ngày ngày học sách, đọc từng lần từng lần. Vì sao vậy? nếu như chúng không học thuộc sách chúng liền suy nghĩ lung tung, chúng sẽ học những điều xấu. Làm cho chúng không có thời gian đi nghĩ những vấn đề khác. Đây chính là những phương pháp mà giới luật thiết lập, không cho chúng có thời gian để nghĩ, thứ chúng nghĩ chính là sách mà chúng học, ghi nhớ những thứ này. Người thông minh ít nhất một ngày phải đọc 100 lần. Căn tánh hơn kém một chút thì 200 lần, 300 lần, cần cù bù khả năng chính là đạo lý này vậy. Toàn thể tiểu học đều là làm công việc học thuộc lòng. Tuổi lớn hơn một chút, lúc tám chín tuổi học thuộc lòng cổ văn, đó là gì? Học viết văn chương. Khoảng mười tuổi thì có thể viết ra những bài văn rất tốt. Thi từ văn chương đã được rồi, chúng đều biết viết rồi, biết viết cả văn ngôn. Chúng có thể trực tiếp thông với con đường của cổ thánh tiên hiền rồi, hiểu được văn ngôn tức thông rồi. Thứ gì đem đến bản thân chúng cũng sẽ biết đọc. Người xưa dạy học thật cao minh! Hiện tại thì chẳng có cách gì để sánh được. Người hiện tại không học thì bị thiệt thòi lớn rồi. Con đường tắt kinh nghiệm và trí tuệ mấy ngàn năm của Cổ thánh tiên hiền bày ra trước mắt quí vị, quí vị không biết. Quí vị không có năng lực để xem nó, không có phần đối với quí vị. Nếu như quí vị thực sự thông văn ngôn, quí vị đời này liền có được kinh nghiệm 5000 năm. Như vậy không tốt quá sao? Trí tuệ của cổ thánh tiên hiền đó, đều trở thành của bản thân quí vị. Cho nên hiện nay chúng ta nói học tập, chúng tôi một đời không có phước báo, không có một nơi có thể định cư, suốt đời đều sống cuộc sống du mục, không thể nào định cư, cho nên tôi rất ngưỡng mộ những người suốt đời có một đạo tràng nhỏ, vậy là vô cùng hạnh phúc, họ có thể làm rất nhiều sự nghiệp tốt, bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ sau...
- Category
- Giảng Pháp
Comments