Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 445
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Tâm của quý vị vốn dĩ giống như nước, nước rất sạch sẽ, không có ô nhiễm, nước rất phẳng, không có gợn sóng, giống như mặt gương, mọi cảnh giới bên ngoài được soi chiếu rất cụ thể, rõ rõ ràng ràng, đó là trí tuệ. Quý vị hễ động niệm thì sẽ gợn sóng, gợn sóng thì soi không rõ, khi nước không phẳng, cảnh quan chiếu xuống sẽ bị méo mó, nước càng động mạnh thì càng soi không thấy gì. Cổ nhân dùng lối so sánh này quả là rất hay. Cho nên dụng tâm cũng giống như dùng gương soi, dụng tâm như dụng thuỷ. Vì vậy chúng ta cúng Phật, cúng Phật, cúng Bồ Tát, trong đồ cúng thứ quan trọng nhất đó là một ly nước, không phải ngài uống, nó không phải dùng để uống. Ly nước đó là biểu pháp, để quý vị tự nhìn vào, tâm của quý vị liệu có giống như nước hay không, không có ô nhiễm, không có gợn sóng, biểu là có nghĩa vậy đó. Cúng nước chính là dùng chân tâm của quý vị để cúng Phật, với ý nghĩa như vậy. Vì vậy quý vị cúng trà là sai, trà có màu sắc, có ô nhiễm. Cái ly dùng để cúng, tốt nhất là dùng ly thuỷ tinh, trong suốt, quý vị nhìn rất rõ ràng. Nó là thứ biểu pháp, bất cứ lúc nào cũng nhắc nhở bản thân quý vị, tâm của quý vị có bằng phẳng như nước vậy không, đó chính là tâm bình đẳng; không có ổ nhiễm, chính là tâm thanh tịnh; nó soi, chính là giác. Vì thế trong tất cả đồ cúng, ly nước này là quan trọng nhất, đồ cúng khác có thể không có, nhưng phải có ly nước, bày tỏ chân tâm của quý vị khi cúng. Các thứ khác đều là phụ theo, có cũng được, không có cũng được. Quý vị phải hiểu ý nghĩa này, ly nước này có tác dụng lớn nhất.
Cái mà cổ nhân thường đặt trên bàn là văn phòng tứ bảo, trong văn phòng tứ bảo vẫn có nước sạch. Nó dùng để làm gì? Dùng rửa bút, bút sau khi viết xong, phải đem rửa sạch sẽ. Sau khi rửa sạch sẽ, đem đổ nước này đi, rồi thay bằng chậu nước sạch khác, trên bàn có nước. Người học Phật trên bàn học để một ly nước sạch, để quý vị nhìn thấy bất cứ lúc nào, quý vị đọc sách có chân tâm không? Quý vị viết chữ có chân tâm không? Quý vị đối nhân xử thế có chân tâm không? Cái này hay quá! Bây giờ những người làm quan, nếu trên bàn có một ly nước, tôi xử lý công việc có dùng chân tâm không, tâm có sạch sẽ giống như nước không? có bình đẳng như nước không? Đó không phải là Phật Bồ Tát đang làm quan sao? Phật Bồ Tát đang làm việc sao? Quá tuyệt vời! Quý vị không nhìn không biết, hễ nhìn là lập tức nhắc nhở bản thân, quyết tâm không bị ô nhiễm, quyết tâm không để gợn sóng, quý vị sẽ thích đắc kỳ trung. Dùng chân tâm là trung đạo, vì sao vậy ? Có ích cho bản thân, nước này sẽ biến thành ô nhiễm, vì thể tự nhiên là như thế.
tránh xa cái xấu. Tự tư tự lợi là nhiễm ô, danh văn lợi dưỡng là nhiễm ô, ngũ dục lục trần là nhiễm ô, những thứ này đều không được lấy. Phải cảnh giác từng phút từng giây, vì sao vậy ? Vì chúng ta nhiễm ô đã thành thói quen, nhiễm ô của chúng ta đã rất nghiêm trọng, thời gian vô cùng lâu dài, bây giờ mới giác ngộ. Sự nhiễm ô này nếu không được trừ bỏ, thì không thể vãng sanh. Nhiễm ô càng ít, vãng sanh càng chắc chắn, mà sanh đến thế giới phương tây cực lạc, phẩm vị càng tăng cao, cố gắng phải vất bỏ nó sạch sẽ. Không chút bụi trần, một chút bụi trần cũng không nên bỏ trong tâm. Trong tâm phải bỏ cái gì? Chỉ bỏ Phật A Di Đà, hoặc là chỉ bỏ một Kinh bộ Vô Lượng Thọ. Quý vị có thể đọc thuộc Kinh Vô Lượng Thọ, mười hai canh giờ từng giờ từng phút, khi nào không có việc gì thì đọc kinh, đọc từng lần từng lần. Hoặc là niệm Phật, Phật hiệu không được gián đoạn. Nếu không đọc kinh, không niệm Phật, tạp niệm của quý vị trổi dậy. Tạp niệm là tiếp tục làm luân hồi, đọc kinh, niệm Phật là chắc chắc sanh thế giới cực lạc. Hai con đường đặt ra trước mắt quý vị, quý vị đi đường nào ?
Cái này bản thân chúng ta phải thường xuyên nghĩ đến, đi theo con đường nào ? thời gian không nhiều, nhân sinh tại thế, người sống đến 100 tuổi e là thiểu số, lời cổ nhân nói: hoàng tuyền lộ thượng vô lão thiếu. Tôi bây giờ mười mấy năm không đọc báo rồi, khi chưa học Phật tôi ngày hàng ngày đều đọc báo, trước năm 26 tuổi. Tôi đọc báo chí có khác với người khác, người ta đọc báo trước hết đọc về thiên hạ đại sự, tôi không đọc cái này. Tôi đọc tin cáo phó đăng trên báo chí, những người nào những người nào hôm nay mất rồi, hàng ngày đọc cái này. Đọc cái này làm gì ? Dần dần rồi sẽ đến lượt tôi, tôi có cái tâm cảnh giác này. Vì thế đây có lẽ là do kiếp trước có chút thiện căn, sanh tử đại sự. Những người mất đi hàng ngày đó không chắc hẳn đều là người già, có người bốn, năm mươi tuổi, có người hai, ba mươi tuổi, có hết, quý vị đi xem. Đây là sự cảnh giác rất lớn đối với chúng ta. Sau khi học Phật, tôi liền đem báo chí vất hết, không đọc nữa, phim ảnh, ti vi, tất cả truyền thông đều vất bỏ hết. Ngoài kinh Phật ra chỉ đọc thư tịch Thánh hiền, đọc cái này, thì sẽ nảy sinh sở thích với nó, không nhiễm bụi trần.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Tâm của quý vị vốn dĩ giống như nước, nước rất sạch sẽ, không có ô nhiễm, nước rất phẳng, không có gợn sóng, giống như mặt gương, mọi cảnh giới bên ngoài được soi chiếu rất cụ thể, rõ rõ ràng ràng, đó là trí tuệ. Quý vị hễ động niệm thì sẽ gợn sóng, gợn sóng thì soi không rõ, khi nước không phẳng, cảnh quan chiếu xuống sẽ bị méo mó, nước càng động mạnh thì càng soi không thấy gì. Cổ nhân dùng lối so sánh này quả là rất hay. Cho nên dụng tâm cũng giống như dùng gương soi, dụng tâm như dụng thuỷ. Vì vậy chúng ta cúng Phật, cúng Phật, cúng Bồ Tát, trong đồ cúng thứ quan trọng nhất đó là một ly nước, không phải ngài uống, nó không phải dùng để uống. Ly nước đó là biểu pháp, để quý vị tự nhìn vào, tâm của quý vị liệu có giống như nước hay không, không có ô nhiễm, không có gợn sóng, biểu là có nghĩa vậy đó. Cúng nước chính là dùng chân tâm của quý vị để cúng Phật, với ý nghĩa như vậy. Vì vậy quý vị cúng trà là sai, trà có màu sắc, có ô nhiễm. Cái ly dùng để cúng, tốt nhất là dùng ly thuỷ tinh, trong suốt, quý vị nhìn rất rõ ràng. Nó là thứ biểu pháp, bất cứ lúc nào cũng nhắc nhở bản thân quý vị, tâm của quý vị có bằng phẳng như nước vậy không, đó chính là tâm bình đẳng; không có ổ nhiễm, chính là tâm thanh tịnh; nó soi, chính là giác. Vì thế trong tất cả đồ cúng, ly nước này là quan trọng nhất, đồ cúng khác có thể không có, nhưng phải có ly nước, bày tỏ chân tâm của quý vị khi cúng. Các thứ khác đều là phụ theo, có cũng được, không có cũng được. Quý vị phải hiểu ý nghĩa này, ly nước này có tác dụng lớn nhất.
Cái mà cổ nhân thường đặt trên bàn là văn phòng tứ bảo, trong văn phòng tứ bảo vẫn có nước sạch. Nó dùng để làm gì? Dùng rửa bút, bút sau khi viết xong, phải đem rửa sạch sẽ. Sau khi rửa sạch sẽ, đem đổ nước này đi, rồi thay bằng chậu nước sạch khác, trên bàn có nước. Người học Phật trên bàn học để một ly nước sạch, để quý vị nhìn thấy bất cứ lúc nào, quý vị đọc sách có chân tâm không? Quý vị viết chữ có chân tâm không? Quý vị đối nhân xử thế có chân tâm không? Cái này hay quá! Bây giờ những người làm quan, nếu trên bàn có một ly nước, tôi xử lý công việc có dùng chân tâm không, tâm có sạch sẽ giống như nước không? có bình đẳng như nước không? Đó không phải là Phật Bồ Tát đang làm quan sao? Phật Bồ Tát đang làm việc sao? Quá tuyệt vời! Quý vị không nhìn không biết, hễ nhìn là lập tức nhắc nhở bản thân, quyết tâm không bị ô nhiễm, quyết tâm không để gợn sóng, quý vị sẽ thích đắc kỳ trung. Dùng chân tâm là trung đạo, vì sao vậy ? Có ích cho bản thân, nước này sẽ biến thành ô nhiễm, vì thể tự nhiên là như thế.
tránh xa cái xấu. Tự tư tự lợi là nhiễm ô, danh văn lợi dưỡng là nhiễm ô, ngũ dục lục trần là nhiễm ô, những thứ này đều không được lấy. Phải cảnh giác từng phút từng giây, vì sao vậy ? Vì chúng ta nhiễm ô đã thành thói quen, nhiễm ô của chúng ta đã rất nghiêm trọng, thời gian vô cùng lâu dài, bây giờ mới giác ngộ. Sự nhiễm ô này nếu không được trừ bỏ, thì không thể vãng sanh. Nhiễm ô càng ít, vãng sanh càng chắc chắn, mà sanh đến thế giới phương tây cực lạc, phẩm vị càng tăng cao, cố gắng phải vất bỏ nó sạch sẽ. Không chút bụi trần, một chút bụi trần cũng không nên bỏ trong tâm. Trong tâm phải bỏ cái gì? Chỉ bỏ Phật A Di Đà, hoặc là chỉ bỏ một Kinh bộ Vô Lượng Thọ. Quý vị có thể đọc thuộc Kinh Vô Lượng Thọ, mười hai canh giờ từng giờ từng phút, khi nào không có việc gì thì đọc kinh, đọc từng lần từng lần. Hoặc là niệm Phật, Phật hiệu không được gián đoạn. Nếu không đọc kinh, không niệm Phật, tạp niệm của quý vị trổi dậy. Tạp niệm là tiếp tục làm luân hồi, đọc kinh, niệm Phật là chắc chắc sanh thế giới cực lạc. Hai con đường đặt ra trước mắt quý vị, quý vị đi đường nào ?
Cái này bản thân chúng ta phải thường xuyên nghĩ đến, đi theo con đường nào ? thời gian không nhiều, nhân sinh tại thế, người sống đến 100 tuổi e là thiểu số, lời cổ nhân nói: hoàng tuyền lộ thượng vô lão thiếu. Tôi bây giờ mười mấy năm không đọc báo rồi, khi chưa học Phật tôi ngày hàng ngày đều đọc báo, trước năm 26 tuổi. Tôi đọc báo chí có khác với người khác, người ta đọc báo trước hết đọc về thiên hạ đại sự, tôi không đọc cái này. Tôi đọc tin cáo phó đăng trên báo chí, những người nào những người nào hôm nay mất rồi, hàng ngày đọc cái này. Đọc cái này làm gì ? Dần dần rồi sẽ đến lượt tôi, tôi có cái tâm cảnh giác này. Vì thế đây có lẽ là do kiếp trước có chút thiện căn, sanh tử đại sự. Những người mất đi hàng ngày đó không chắc hẳn đều là người già, có người bốn, năm mươi tuổi, có người hai, ba mươi tuổi, có hết, quý vị đi xem. Đây là sự cảnh giác rất lớn đối với chúng ta. Sau khi học Phật, tôi liền đem báo chí vất hết, không đọc nữa, phim ảnh, ti vi, tất cả truyền thông đều vất bỏ hết. Ngoài kinh Phật ra chỉ đọc thư tịch Thánh hiền, đọc cái này, thì sẽ nảy sinh sở thích với nó, không nhiễm bụi trần.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments