GIỚI THIỆU KHÁI LƯỢC VỀ ĐỀ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
21 Views
GIỚI THIỆU KHÁI LƯỢC VỀ ĐỀ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN.

Trong phần huyền nghĩa đương nhiên quan trọng nhất là phải giới thiệu Ðề kinh trước: Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh.

Trong bảy chữ này, sáu chữ đầu là Biệt Ðề, chữ Kinh là Thông Ðề, hết thảy những pháp do Phật thuyết đều xưng là Kinh. Trong Biệt Ðề lại chia thành Nhân, Pháp, bảy thứ Lập Ðề chúng ta đều lược bớt, pháp sư Thánh Nhất nói rất rõ ràng trong giảng ký, chư vị có thể tham khảo.

Ðịa Tạng Bồ Tát là Nhân (người), Bổn Nguyện là Pháp, đề kinh này do chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra. Trong kinh, Phật nói kinh này có thể dùng ba Ðề Kinh, ba Ðề Kinh này đều là do Phật nói. Thứ nhất là Ðịa Tạng Bổn Nguyện, trong pháp hội này Thế Tôn vì chúng ta tuyên thuyết Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. Cũng có thể gọi là Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Hạnh, Hạnh và Nguyện giống nhau, có Nguyện nhất định sẽ có Hạnh. Dùng cách nói hiện nay thì ý nghĩa của Hạnh là sinh hoạt, tu trì, xử sự, đãi người, tiếp vật của Ðịa Tạng Bồ Tát, những thứ này đều là Bổn Hạnh của Ngài. Còn gọi là Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Thệ Lực Kinh, Lực là hiển thị năng lực thù thắng của Ngài. Hiện nay chúng ta xem Ðề Kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện là do người phiên dịch chọn ra từ ba Ðề Kinh nói trên, vì trong Bổn Nguyện bao gồm cả Bổn Hạnh, và Bổn Thệ Lực, ý tứ đều gói gọn trong đó.

Trên mặt Sự thì chữ Ðịa trong chữ Ðịa Tạng là đại địa. Ðại địa là nơi vạn vật dựa vào để sinh tồn, bất cứ một vật gì tách lìa khỏi đại địa đều không thể sinh tồn, thế nên ở Trung Quốc rất coi trọng Thiên và Ðịa. Trong Bát Quái thì Tướng của Ðịa là thuộc quẻ Khôn, Ðức của Ðịa là Mẫu (mẹ), Kinh Dịch nói: “Chí tai Khôn nguyên” (Quẻ Khôn lớn lao thay), chí là đến cùng cực. Ðây là hình dung đại địa vạn vật tư sanh, hết thảy vạn vật đều sanh từ đại địa, thế nên ý nghĩa của Ðịa là năng trì (nâng giữ), năng dục (nuôi nấng), năng tải (chở), năng sanh. Phật dùng chữ này để thí dụ cho tâm địa của chúng ta, tâm địa của chúng ta đích thật đầy đủ các ý nghĩa này. Dùng cách nói của Phật pháp, [tâm có những ý nghĩa] trụ trì, sanh trưởng, đảm đương. Trụ là hết thảy vạn pháp nương chân tánh mà trụ, hết thảy vạn pháp đều sanh từ chân tánh, kinh Hoa Nghiêm nói “Duy tâm hiện, duy thức biến”. Chư Phật Như Lai trụ ở Nhất Chân pháp giới, chín giới chúng sanh trụ ở Thập pháp giới, y báo, chánh báo trang nghiêm đều biến hiện từ Tánh Ðịa ra. Tánh là Năng biến (chủ thể biến), vạn pháp là Sở biến (những vật được biến). Trong tự tánh vốn đầy đủ vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, hết thảy vô lượng vốn đều đầy đủ.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 01, HT. Tịnh Không chủ giảng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment