GIÁO HỌC THUẬN THEO CĂN TÁNH CỦA CHÚNG SANH THÌ VIỆC HỌC TẬP SẼ DỄ DÀNG THÀNH TỰU, NẾU KHÔNG NHƯ VẬY THÌ SỰ TU HỌC SẼ GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN.
Ðáng tiếc là chúng ta từ vô thỉ đến nay khi khởi tâm động niệm, vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại mất quang minh và đức dụng của tự tánh, tác dụng hiện tiền này chịu tổn thất lớn lao. Trong một trăm phần tác dụng, những gì hiện nay chúng ta có thể cảm thọ được chẳng đến một phần trăm, chín mươi chín phần trăm tác dụng chẳng thể hiện tiền, bạn nói việc này có đáng tiếc hay chăng! Tại sao lại có hiện tượng này? Vì mê mất rồi, chẳng biết tự mình vốn có đầy đủ vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng; mê mất rồi, mê quá lâu, mê quá sâu đậm, mê quá rộng lớn. Phật thấy chúng ta như vậy nên sanh tâm thương xót, giúp chúng ta giác ngộ, giúp chúng ta khôi phục. Việc này cần phải có tu hành. “Nhân tu vạn hạnh, quả viên vạn đức”, phương pháp tu hành vô lượng vô biên. Trong vô lượng vô biên phương pháp thì có pháp phương tiện, cũng có pháp chẳng phương tiện, hết thảy đức Phật đều nói cả rồi. Thế nên Phật vì chúng sanh diễn thuyết vô lượng pháp môn, trong tứ hoằng thệ nguyện nói đến “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Tại sao đức Phật phải dạy vô lượng pháp môn? Vì căn tánh chúng sanh chẳng giống nhau, căn tánh của chúng sanh cũng là vô lượng vô biên. Giáo học thuận theo căn tánh chúng sanh thì học tập sẽ dễ thành tựu; nếu chẳng thuận theo căn tánh chúng sanh thì sự tu học của họ sẽ khó khăn. Vả nữa, trong hết thảy pháp môn, pháp phương tiện nhất, ổn đáng nhất, dễ dàng nhất thì chẳng gì hơn pháp môn Niệm Phật. Trong kinh này đức Phật dạy chúng ta niệm Phật, chí tâm xưng danh, và trong kinh Vô Lượng Thọ dạy “Phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, [cả hai đều] cùng chung một đạo lý, chung một sự việc. Nếu chúng ta không thể tiếp nhận pháp môn này, nghi hoặc pháp môn này, Phật lại mở ra pháp môn phương tiện khác cho bạn, đây chính là Phật dạy người pháp môn hạng nhất.
Tại sao nói pháp môn này là pháp môn hạng nhất? Nếu chúng ta quán sát kỹ càng trong kinh đức Phật dạy cho chúng ta biết nguyên lý, nguyên tắc căn bản thì chúng ta liền nghĩ ra, liền thể hội được. Phật dạy: Chư pháp, hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian đều “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, tám chữ này là căn bản; đạo lý của hết thảy vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều bao trùm hết cả. Lại nói rõ thêm rằng “hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh”, tức là giải thích “duy thức hiện”. Tâm có thể hiện tướng, tướng khởi biến hóa là do tác dụng của tâm; tâm này tức là Thức, Thức Tâm, chúng ta gọi là “niệm đầu”. Chúng ta hiểu được nguyên tắc này, Phật nói niệm Phật, thì chúng ta liền hiểu, chúng ta liền gật đầu. Tại sao? Niệm Phật thì làm Phật, vô cùng trực tiếp, ổn đáng. Tại sao niệm A La Hán thì chứng A La Hán, niệm Bồ Tát thì thành Bồ Tát, sau cùng niệm Phật thì thành Phật, như vậy không phải dài dòng sao? Ði vòng vo. Tại sao bạn không trực tiếp niệm Phật? Trong sự niệm Phật, câu này là do đức Thế Tôn trong kinh luận nói với chúng ta, A Di Ðà Phật “tôn quý nhất trong các thứ ánh sáng, vua trong chư Phật”, A Di Ðà Phật là hạng nhất. Niệm A Di Ðà Phật thì sẽ làm A Di Ðà Phật, niệm A Di Ðà Phật thì sẽ thành A Di Ðà Phật, vậy tại sao phải niệm Phật khác. Những Phật khác sánh với A Di Ðà Phật đều thấp một bậc, thế thì tại sao lại chẳng trực tiếp niệm A Di Ðà Phật viên mãn, rốt ráo! Chúng ta phải thông qua những đạo lý này mới khẳng định A Di Ðà Phật là đệ nhất.
Thực sự minh bạch, hiểu rõ, thì niệm niệm trong tâm đều là A Di Ðà Phật, đó mới là người niệm Phật chân chánh. Con đường của pháp môn niệm Phật là Ðạo cộng Giới, hết thảy giới luật đều viên mãn đầy đủ. Bạn chẳng phạm giới, chẳng phá giới là Ðạo cộng Giới. Ðắc thiền định là Ðịnh cộng Giới. Ðịnh cộng Giới chẳng bằng Ðạo cộng Giới, Ðạo cộng Giới chẳng bằng “Niệm Phật cụ túc viên mãn giới luật”, thanh tịnh giới luật. Ðồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, đồng hạnh với A Di Ðà Phật thì mới thực sự đại viên mãn.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 01, HT. Tịnh Không chủ giảng.
Ðáng tiếc là chúng ta từ vô thỉ đến nay khi khởi tâm động niệm, vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại mất quang minh và đức dụng của tự tánh, tác dụng hiện tiền này chịu tổn thất lớn lao. Trong một trăm phần tác dụng, những gì hiện nay chúng ta có thể cảm thọ được chẳng đến một phần trăm, chín mươi chín phần trăm tác dụng chẳng thể hiện tiền, bạn nói việc này có đáng tiếc hay chăng! Tại sao lại có hiện tượng này? Vì mê mất rồi, chẳng biết tự mình vốn có đầy đủ vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng; mê mất rồi, mê quá lâu, mê quá sâu đậm, mê quá rộng lớn. Phật thấy chúng ta như vậy nên sanh tâm thương xót, giúp chúng ta giác ngộ, giúp chúng ta khôi phục. Việc này cần phải có tu hành. “Nhân tu vạn hạnh, quả viên vạn đức”, phương pháp tu hành vô lượng vô biên. Trong vô lượng vô biên phương pháp thì có pháp phương tiện, cũng có pháp chẳng phương tiện, hết thảy đức Phật đều nói cả rồi. Thế nên Phật vì chúng sanh diễn thuyết vô lượng pháp môn, trong tứ hoằng thệ nguyện nói đến “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Tại sao đức Phật phải dạy vô lượng pháp môn? Vì căn tánh chúng sanh chẳng giống nhau, căn tánh của chúng sanh cũng là vô lượng vô biên. Giáo học thuận theo căn tánh chúng sanh thì học tập sẽ dễ thành tựu; nếu chẳng thuận theo căn tánh chúng sanh thì sự tu học của họ sẽ khó khăn. Vả nữa, trong hết thảy pháp môn, pháp phương tiện nhất, ổn đáng nhất, dễ dàng nhất thì chẳng gì hơn pháp môn Niệm Phật. Trong kinh này đức Phật dạy chúng ta niệm Phật, chí tâm xưng danh, và trong kinh Vô Lượng Thọ dạy “Phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, [cả hai đều] cùng chung một đạo lý, chung một sự việc. Nếu chúng ta không thể tiếp nhận pháp môn này, nghi hoặc pháp môn này, Phật lại mở ra pháp môn phương tiện khác cho bạn, đây chính là Phật dạy người pháp môn hạng nhất.
Tại sao nói pháp môn này là pháp môn hạng nhất? Nếu chúng ta quán sát kỹ càng trong kinh đức Phật dạy cho chúng ta biết nguyên lý, nguyên tắc căn bản thì chúng ta liền nghĩ ra, liền thể hội được. Phật dạy: Chư pháp, hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian đều “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, tám chữ này là căn bản; đạo lý của hết thảy vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều bao trùm hết cả. Lại nói rõ thêm rằng “hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh”, tức là giải thích “duy thức hiện”. Tâm có thể hiện tướng, tướng khởi biến hóa là do tác dụng của tâm; tâm này tức là Thức, Thức Tâm, chúng ta gọi là “niệm đầu”. Chúng ta hiểu được nguyên tắc này, Phật nói niệm Phật, thì chúng ta liền hiểu, chúng ta liền gật đầu. Tại sao? Niệm Phật thì làm Phật, vô cùng trực tiếp, ổn đáng. Tại sao niệm A La Hán thì chứng A La Hán, niệm Bồ Tát thì thành Bồ Tát, sau cùng niệm Phật thì thành Phật, như vậy không phải dài dòng sao? Ði vòng vo. Tại sao bạn không trực tiếp niệm Phật? Trong sự niệm Phật, câu này là do đức Thế Tôn trong kinh luận nói với chúng ta, A Di Ðà Phật “tôn quý nhất trong các thứ ánh sáng, vua trong chư Phật”, A Di Ðà Phật là hạng nhất. Niệm A Di Ðà Phật thì sẽ làm A Di Ðà Phật, niệm A Di Ðà Phật thì sẽ thành A Di Ðà Phật, vậy tại sao phải niệm Phật khác. Những Phật khác sánh với A Di Ðà Phật đều thấp một bậc, thế thì tại sao lại chẳng trực tiếp niệm A Di Ðà Phật viên mãn, rốt ráo! Chúng ta phải thông qua những đạo lý này mới khẳng định A Di Ðà Phật là đệ nhất.
Thực sự minh bạch, hiểu rõ, thì niệm niệm trong tâm đều là A Di Ðà Phật, đó mới là người niệm Phật chân chánh. Con đường của pháp môn niệm Phật là Ðạo cộng Giới, hết thảy giới luật đều viên mãn đầy đủ. Bạn chẳng phạm giới, chẳng phá giới là Ðạo cộng Giới. Ðắc thiền định là Ðịnh cộng Giới. Ðịnh cộng Giới chẳng bằng Ðạo cộng Giới, Ðạo cộng Giới chẳng bằng “Niệm Phật cụ túc viên mãn giới luật”, thanh tịnh giới luật. Ðồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, đồng hạnh với A Di Ðà Phật thì mới thực sự đại viên mãn.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 01, HT. Tịnh Không chủ giảng.
- Category
- Giảng Pháp
Comments