Dùng câu Phật A Di Đà này để thay thế ý niệm của chúng ta, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 468

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
76 Views
Huệ Khả luôn cho rằng tâm mình bất an, sanh phiền não, tổ sư Đạt Ma nói, ông buông bỏ tâm niệm vọng tưởng bất an này, thì không sao rồi. Người xưa nói rất hay: chỉ cần trừ vọng niệm, đừng cầu chân. Buông bỏ vọng rồi, chân ở đâu? Vẫn là vọng niệm. Chân và vọng là một không phải hai, buông bỏ ý niệm thì vọng biến thành chân, vọng vốn dĩ là chân. Khi không buông bỏ, chân vốn dĩ là vọng. Cho nên không khởi tâm, không động niệm, chân hiện tiền, chân như hiện tiền, chân tâm hiện tiền, chân tánh hiện tiền. Khởi tâm động niệm thì những thứ này không còn, vì sao? Vì chân tâm biến thành khởi tâm động niệm, chân tâm biến thành kiến tư phiền não. Đây là nguyên lý, quý vị phải thấu triệt nguyên lý, phải hiểu rõ ràng minh bạch.
Chân là gì? Nhất niệm bất sanh là chân. Không làm được nhất niệm bất sanh, vì sao không làm được? Vì tập khí vọng tưởng quá nặng, tự nhiên từng ý niệm từng ý niệm thoát ra bên ngoài, giống như dòng suối vậy, không ngừng từ dưới đất phun ra, đây là căn bệnh của chúng sanh trong lục đạo, trong mười pháp giới. Việc này phải làm sao? Mặc kệ nó, dừng chú ý đến nó, đó là buông bỏ. Buông bỏ lâu ngày thì thiền định xuất hiện, tâm quý vị định lâu ngày thì đại triệt đại ngộ, quang minh trong tự tánh hiện ra.
Phương pháp của người niệm Phật là phương pháp khéo léo nhất trong 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tức là niệm Phật A Di Đà. Phật A Di Đà không phải vọng cũng không phải chân. Phật A Di Đà là tự tánh, Phật A Di Đà là chân tâm, Phật A Di Đà là chân như, hay không thể diễn tả. Nhất định không hoài nghi câu Phật A Di Đà này, quyết định không có vọng tưởng, không có tạp niệm, bất cứ lúc nào cũng niệm được, không có việc gì thì niệm Phật A Di Đà, đừng vọng tưởng. Dùng câu Phật A Di Đà này để thay thế ý niệm của chúng ta, gọi là người niệm Phật, đây gọi là “nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai nhất định thấy Phật”. Hai câu sau là nói hiệu quả của nó, nhất định thấy Phật thì quý vị đã thành Phật rồi, quý vị không thành Phật quý vị sẽ không thấy được Phật, thấy Phật tức là thành Phật, thành Phật tức là thấy Phật. Cho nên vô phược vô thoát, một câu danh hiệu Phật niệm đến cùng là được.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment