Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 403
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Đây là đoạn cuối cùng của tam bối vãng sanh gọi là nhất tâm tam bối. Đó không phải tu pháp môn Tịnh độ, là tu pháp đại thừa.
Bất luận tu học pháp môn nào của đại thừa, chỉ cần ta có thể đem công đức tu học hồi hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, tất cả đều được sanh. Cửa của Phật A Di Đà vô cùng rộng lớn. Nếu hiểu được đạo lý này thì học các Tôn giáo khác được chăng? Nhất định được. Quý vị tin Cơ Đốc giáo, không cần từ bỏ Cơ Đốc giáo đến quy y Phật, không cần. Quý vị nên nỗ lực y theo Cơ Đốc giáo để tu hành, đến khi lâm mạng chung đem công đức tu hành đó cầu sanh Tịnh độ, nhất định được sanh, vấn đề là phải thực hành mới được. Đạo lý này chính là nguyên lý cơ bản của Tịnh độ tông, “tâm tịnh tức Phật tịnh độ”, những điều ta tu hành không phải đều là tu thanh tịnh tâm đó sao? Chỉ cần tâm thanh tịnh hiện tiền, tâm chân thành hiện tiền, tâm cung kính hiện tiền, lấy những điều này hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, như vậy thì làm gì có lý không vãng sanh! Tu Tôn giáo nào cũng không chướng ngại.
Lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, quý vị thấy theo ngài học rất nhiều người là thầy truyền giáo trong Tôn giáo, còn có người quản lý trong Tôn giáo theo học tập với Thế Tôn. Ngài không dạy họ thay đổi Tôn giáo. Trong nhà Phật gọi là ngoại đạo, ngoại đạo không phải bên ngoài Phật giáo hay các Tôn giáo khác, không phải. Nghĩa của ngoại đạo là tâm hướng bên ngoài cầu pháp, đây gọi là ngoại đạo. Phật pháp tu là hướng nội, là minh tâm kiến tánh, là cầu trí huệ, cầu tâm thanh tịnh. Như trên đề kinh này nói nếu tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, tu giác mà không mê, đây chính là học Phật. Bất luận dùng phương pháp nào cũng được, chỉ cần đạt được tâm thanh tịnh cầu sanh Tịnh độ thì tất cả đều có thể vãng sanh, chắc chắn không có chướng ngại.
Ngày ngày niệm Phật, ngày ngày huân tu đại thừa, nhưng tâm không thanh tịnh, vẫn không thể đi. Không phải niệm nhiều danh hiệu Phật là có thể được, nên thấu triệt điều này. Niệm đến tâm thanh tịnh hiện tiền, nhất định được vãng sanh. Tâm thanh tịnh hiện tiền, chắc chắn phải buông bỏ nhân duyên thế gian. Vì sao vậy? Vì nó nhiễu loạn khiến tâm chúng ta không thanh tịnh. Những gì chướng ngại tâm thanh tịnh nhất định phải buông bỏ hết, đây là điều kiện cần phải đầy đủ để vãng sanh.
Tập 403
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Đây là đoạn cuối cùng của tam bối vãng sanh gọi là nhất tâm tam bối. Đó không phải tu pháp môn Tịnh độ, là tu pháp đại thừa.
Bất luận tu học pháp môn nào của đại thừa, chỉ cần ta có thể đem công đức tu học hồi hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, tất cả đều được sanh. Cửa của Phật A Di Đà vô cùng rộng lớn. Nếu hiểu được đạo lý này thì học các Tôn giáo khác được chăng? Nhất định được. Quý vị tin Cơ Đốc giáo, không cần từ bỏ Cơ Đốc giáo đến quy y Phật, không cần. Quý vị nên nỗ lực y theo Cơ Đốc giáo để tu hành, đến khi lâm mạng chung đem công đức tu hành đó cầu sanh Tịnh độ, nhất định được sanh, vấn đề là phải thực hành mới được. Đạo lý này chính là nguyên lý cơ bản của Tịnh độ tông, “tâm tịnh tức Phật tịnh độ”, những điều ta tu hành không phải đều là tu thanh tịnh tâm đó sao? Chỉ cần tâm thanh tịnh hiện tiền, tâm chân thành hiện tiền, tâm cung kính hiện tiền, lấy những điều này hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, như vậy thì làm gì có lý không vãng sanh! Tu Tôn giáo nào cũng không chướng ngại.
Lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, quý vị thấy theo ngài học rất nhiều người là thầy truyền giáo trong Tôn giáo, còn có người quản lý trong Tôn giáo theo học tập với Thế Tôn. Ngài không dạy họ thay đổi Tôn giáo. Trong nhà Phật gọi là ngoại đạo, ngoại đạo không phải bên ngoài Phật giáo hay các Tôn giáo khác, không phải. Nghĩa của ngoại đạo là tâm hướng bên ngoài cầu pháp, đây gọi là ngoại đạo. Phật pháp tu là hướng nội, là minh tâm kiến tánh, là cầu trí huệ, cầu tâm thanh tịnh. Như trên đề kinh này nói nếu tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, tu giác mà không mê, đây chính là học Phật. Bất luận dùng phương pháp nào cũng được, chỉ cần đạt được tâm thanh tịnh cầu sanh Tịnh độ thì tất cả đều có thể vãng sanh, chắc chắn không có chướng ngại.
Ngày ngày niệm Phật, ngày ngày huân tu đại thừa, nhưng tâm không thanh tịnh, vẫn không thể đi. Không phải niệm nhiều danh hiệu Phật là có thể được, nên thấu triệt điều này. Niệm đến tâm thanh tịnh hiện tiền, nhất định được vãng sanh. Tâm thanh tịnh hiện tiền, chắc chắn phải buông bỏ nhân duyên thế gian. Vì sao vậy? Vì nó nhiễu loạn khiến tâm chúng ta không thanh tịnh. Những gì chướng ngại tâm thanh tịnh nhất định phải buông bỏ hết, đây là điều kiện cần phải đầy đủ để vãng sanh.
- Category
- Giảng Pháp
Comments