ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI SUỐT ĐỜI LÀM GƯƠNG PHÁP CHO CHÚNG TA
Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, suốt đời làm gương Pháp cho chúng ta. Khi chưa xuất gia, thông minh hiếu học, biểu lộ lòng từ bi. Khi làm Thái tử ra ngoài dạo chơi, nhìn thấy cảnh sanh-già-bệnh-chết, lòng từ bi phát khởi, làm sao có thể cứu giúp chúng sanh khổ nạn tránh khỏi cái khổ của sanh, già, bệnh, chết. Ngài nảy sinh ý định tu đạo.
Năm 19 tuổi đi tham học, trải qua cuộc sống khổ hạnh, tìm thầy học đạo, tất cả các tôn giáo học phái của Ấn Độ đều tham học, nghi ngờ không thể giải quyết. Ấn Độ xưa là đất nước tôn giáo, đất nước triết học. Triết học Ấn Độ là cái mũ của toàn thế giới. Tôn giáo và triết học của họ hiện rõ trí huệ, từ đâu mà có? Là từ thiền định mà có. Tứ thiền bát định là phương pháp tu hành ngày xưa của Bà La Môn Giáo, Bà La Môn Giáo ra đời sớm hơn Phật Thích Ca khoảng 1000 năm, nói cách khác lịch sử Bà La Môn Giáo đến nay vượt quá 13 ngàn năm. Đây là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới. Tứ thiền bát định có thể phá bỏ không gian duy thứ, nói cách khác tu được định này rồi, quý vị hoàn toàn thấy được tình hình trong lục đạo. Quý vị tận mắt thấy được, tận tai nghe được, không phải suy đoán, không phải suy nghĩ, không phải tưởng tượng. Trong nhà Phật gọi là cảnh giới hiện lượng, phía trên có thể nhìn thấy 28 tần trời, không những chỉ nhìn thấy quý vị có thể đạt được, quý vị có thể viếng thăm 28 tần trời, phía dưới có thể đến địa ngục A-tỳ, Ngạ quỷ, súc sanh, A-tu-la và La-sát chỗ nào cũng rõ ràng, cũng minh bạch. Điều này các nhà khoa học ngày nay không làm được.
Lục đạo từ đâu mà có? Vì sao có Lục đạo? Ngoài lục đạo ra còn có thế giới không? Những vấn đề như vậy lúc bấy giờ không có người nào có thể trả lời được. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni tham học 12 năm từ năm 19 tuổi đến 30 tuổi, 12 năm. Ngài buông bỏ sự tham học, nhập định ở dưới cây Tất-bát-la. Nhập sâu vào thiền định, vượt qua tứ thiền bát định rất nhiều. Đây gọi là đại triệt đại ngộ. Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Trong tôn giáo Ấn Độ nói, Đại Bát Niết Bàn. Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng được, nhưng bản thân Ấn Độ Giáo, họ đem tứ thiền định và tứ không định lầm tưởng là cảnh giới đại bát niết bàn.
Sau khi khai ngộ Đức Phật bắt đầu dạy học, 30 tuổi ngài bắt đầu dạy học, 79 tuổi Ngài nhập niết bàn cho nên trong Kinh Điển ghi lại rằng. Đức Phật suốt đời giảng Kinh hơn 300 hội, thuyết Pháp 49 năm, một đời dạy học, chúng ta xem từ chỗ ghi chép này. Phật Thích Ca Mâu Ni là người như thế nào? Ngài không phải là thần, Ngài cũng không phải là tiên. NGÀI LÀ CON NGƯỜI. Người Ấn Độ gọi là Phật Đà. Chúng ta gọi là Thánh Nhân. Cho nên Phật, Bồ Tát, A-la-hán đều không phải là thần, cũng không phải là tiên mà là con người. Điều này phải hiểu rõ ràng, phải hiểu minh bạch.
Quý vị coi Ngài là thần. Quý vị đã làm oan cho Ngài rồi. Ngài không tạo nghiệp nhưng quý vị tạo nghiệp. Sao có thể tùy tiện đem cái mũ mê tín chụp lên đầu người ta được. Ngài là bậc Đại Thánh Đại Hiền. Phật Đà là tiếng Phạn dịch thành chữ Hán là Giác Giả tức là người giác ngộ. Bồ tát cũng là người giác ngộ nhưng chưa viên mãn. Đức Phật là người đã giác ngộ viên mãn. Tức là Ngài đã đạt đến sự giác ngộ viên mãn, trí huệ viên mãn. Bồ tát có trí huệ, có giác ngộ nhưng chưa được viên mãn.
Đây có ý nghĩa gì? Quan sát từ việc làm suốt đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng lời ngày nay mà nói Ngài là một nhà giáo dục xã hội nội dung dạy học bao gồm tất cả. Giống như người bây giờ nói Ngài là một nhà giáo dục xã hội nhiều thành phần bởi vì Ngài không phân biệt quốc tịch, không phân biệt dòng họ, không phân biệt tôn giáo, chỉ cần quý vị học theo Ngài, Ngài đều hết lòng dạy quý vị, Ngài không nhận học phí.
Cho nên Ngài là con người, phải nên nói rằng Ngài là một người nhận nhiệm vụ công tác giáo dục xã hội nhiều thành phần, không nhận học phí, giảng Kinh hơn 300 hội. Hội ở đây như chúng ta nói là mở lớp, mở sinh hoạt, sinh hoạt đề mục lớn, cần mở rất nhiều năm. Lớp nhỏ tạm thời số người không nhiều, 2 ngày, 3 ngày, 1 tuần lễ. Lớp như vậy Ngài cũng thường mở. Điều này chúng ta thấy được trong Kinh Điển. Suốt cuộc đời làm công tác giáo dục. Không liên quan đến tôn giáo. Người ta bây giờ đưa nó vào trong tôn giáo rồi chứ bản thân nó không phải. Đức Thế Tôn tôn trọng Tôn giáo, Ngài không xem thường thật như trong lễ nghĩa xưa nói: “Cung Kính Tất Cả”, xử sự, đối nhân, xử thế đều cung kính.
Chủ Giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Trích từ: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
#PhậtGiáo #GiáoDục #PhậtGiáolàGiáoDục #PhậtĐàGiáoDục #PhápSưTịnhKhông #PhậtGiáo #NhậnThứcPhậtGiáo
Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, suốt đời làm gương Pháp cho chúng ta. Khi chưa xuất gia, thông minh hiếu học, biểu lộ lòng từ bi. Khi làm Thái tử ra ngoài dạo chơi, nhìn thấy cảnh sanh-già-bệnh-chết, lòng từ bi phát khởi, làm sao có thể cứu giúp chúng sanh khổ nạn tránh khỏi cái khổ của sanh, già, bệnh, chết. Ngài nảy sinh ý định tu đạo.
Năm 19 tuổi đi tham học, trải qua cuộc sống khổ hạnh, tìm thầy học đạo, tất cả các tôn giáo học phái của Ấn Độ đều tham học, nghi ngờ không thể giải quyết. Ấn Độ xưa là đất nước tôn giáo, đất nước triết học. Triết học Ấn Độ là cái mũ của toàn thế giới. Tôn giáo và triết học của họ hiện rõ trí huệ, từ đâu mà có? Là từ thiền định mà có. Tứ thiền bát định là phương pháp tu hành ngày xưa của Bà La Môn Giáo, Bà La Môn Giáo ra đời sớm hơn Phật Thích Ca khoảng 1000 năm, nói cách khác lịch sử Bà La Môn Giáo đến nay vượt quá 13 ngàn năm. Đây là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới. Tứ thiền bát định có thể phá bỏ không gian duy thứ, nói cách khác tu được định này rồi, quý vị hoàn toàn thấy được tình hình trong lục đạo. Quý vị tận mắt thấy được, tận tai nghe được, không phải suy đoán, không phải suy nghĩ, không phải tưởng tượng. Trong nhà Phật gọi là cảnh giới hiện lượng, phía trên có thể nhìn thấy 28 tần trời, không những chỉ nhìn thấy quý vị có thể đạt được, quý vị có thể viếng thăm 28 tần trời, phía dưới có thể đến địa ngục A-tỳ, Ngạ quỷ, súc sanh, A-tu-la và La-sát chỗ nào cũng rõ ràng, cũng minh bạch. Điều này các nhà khoa học ngày nay không làm được.
Lục đạo từ đâu mà có? Vì sao có Lục đạo? Ngoài lục đạo ra còn có thế giới không? Những vấn đề như vậy lúc bấy giờ không có người nào có thể trả lời được. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni tham học 12 năm từ năm 19 tuổi đến 30 tuổi, 12 năm. Ngài buông bỏ sự tham học, nhập định ở dưới cây Tất-bát-la. Nhập sâu vào thiền định, vượt qua tứ thiền bát định rất nhiều. Đây gọi là đại triệt đại ngộ. Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Trong tôn giáo Ấn Độ nói, Đại Bát Niết Bàn. Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng được, nhưng bản thân Ấn Độ Giáo, họ đem tứ thiền định và tứ không định lầm tưởng là cảnh giới đại bát niết bàn.
Sau khi khai ngộ Đức Phật bắt đầu dạy học, 30 tuổi ngài bắt đầu dạy học, 79 tuổi Ngài nhập niết bàn cho nên trong Kinh Điển ghi lại rằng. Đức Phật suốt đời giảng Kinh hơn 300 hội, thuyết Pháp 49 năm, một đời dạy học, chúng ta xem từ chỗ ghi chép này. Phật Thích Ca Mâu Ni là người như thế nào? Ngài không phải là thần, Ngài cũng không phải là tiên. NGÀI LÀ CON NGƯỜI. Người Ấn Độ gọi là Phật Đà. Chúng ta gọi là Thánh Nhân. Cho nên Phật, Bồ Tát, A-la-hán đều không phải là thần, cũng không phải là tiên mà là con người. Điều này phải hiểu rõ ràng, phải hiểu minh bạch.
Quý vị coi Ngài là thần. Quý vị đã làm oan cho Ngài rồi. Ngài không tạo nghiệp nhưng quý vị tạo nghiệp. Sao có thể tùy tiện đem cái mũ mê tín chụp lên đầu người ta được. Ngài là bậc Đại Thánh Đại Hiền. Phật Đà là tiếng Phạn dịch thành chữ Hán là Giác Giả tức là người giác ngộ. Bồ tát cũng là người giác ngộ nhưng chưa viên mãn. Đức Phật là người đã giác ngộ viên mãn. Tức là Ngài đã đạt đến sự giác ngộ viên mãn, trí huệ viên mãn. Bồ tát có trí huệ, có giác ngộ nhưng chưa được viên mãn.
Đây có ý nghĩa gì? Quan sát từ việc làm suốt đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng lời ngày nay mà nói Ngài là một nhà giáo dục xã hội nội dung dạy học bao gồm tất cả. Giống như người bây giờ nói Ngài là một nhà giáo dục xã hội nhiều thành phần bởi vì Ngài không phân biệt quốc tịch, không phân biệt dòng họ, không phân biệt tôn giáo, chỉ cần quý vị học theo Ngài, Ngài đều hết lòng dạy quý vị, Ngài không nhận học phí.
Cho nên Ngài là con người, phải nên nói rằng Ngài là một người nhận nhiệm vụ công tác giáo dục xã hội nhiều thành phần, không nhận học phí, giảng Kinh hơn 300 hội. Hội ở đây như chúng ta nói là mở lớp, mở sinh hoạt, sinh hoạt đề mục lớn, cần mở rất nhiều năm. Lớp nhỏ tạm thời số người không nhiều, 2 ngày, 3 ngày, 1 tuần lễ. Lớp như vậy Ngài cũng thường mở. Điều này chúng ta thấy được trong Kinh Điển. Suốt cuộc đời làm công tác giáo dục. Không liên quan đến tôn giáo. Người ta bây giờ đưa nó vào trong tôn giáo rồi chứ bản thân nó không phải. Đức Thế Tôn tôn trọng Tôn giáo, Ngài không xem thường thật như trong lễ nghĩa xưa nói: “Cung Kính Tất Cả”, xử sự, đối nhân, xử thế đều cung kính.
Chủ Giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Trích từ: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
#PhậtGiáo #GiáoDục #PhậtGiáolàGiáoDục #PhậtĐàGiáoDục #PhápSưTịnhKhông #PhậtGiáo #NhậnThứcPhậtGiáo
- Category
- Giảng Pháp
Comments