“Nếu thầy thân tâm mệt mỏi, bảo đi thì nên đi, không được tâm tình không vui, biểu hiện ra trên sắc mặt.”
Đây tiếp tục nói về hầu thầy, phụng sự sư trưởng ra làm sao. Nếu như sư trưởng thân tâm mệt mỏi, Ngài không muốn nói chuyện với bạn nữa, tức bảo bạn hãy trở ra trước, ta muốn nghỉ ngơi. Lúc đó bạn nên nhanh chóng đi ra, dù cho muốn thỉnh hỏi Phật pháp, hoặc muốn hỏi chuyện thường, đều không nên tiếp tục hỏi. Trừ khi là vô cùng khẩn cấp, sự việc thông thường có thể để ngày hôm sau hỏi, nên rời khỏi. Không thể cảm thấy, tôi không dễ gì hẹn gặp sư trưởng, mà sư trưởng lại mệt mỏi rồi, tâm thái liền không vui, thậm chí có oán giận, như vậy là không tốt. Thậm chí “biểu hiện ra trên sắc mặt”, lời nói, trong tâm không hài lòng, sắc mặt cũng khó coi, sắc mặt như vậy là đại bất kính với sư trưởng. Hễ đối với sư trưởng, kể cả đối với cha mẹ người lớn mà có “tâm thái không vui”, có oán giận, đó đều là đại bất hiếu, đại bất kính, không nên có. Nếu như có, thì phải mau mau sám hối, từ bỏ. Trong Đệ Tử Quy cũng có cách nói tương tự, đó là “bảo đi nên đi”, thí dụ như “Người không an, không làm phiền”, “người đang bận, đừng quấy nhiễu”, đều là không nên làm phiền người khác, cố gắng tôn trọng người khác đang nghỉ ngơi, đây là sự tôn trọng tối thiểu nhất. “Cha mẹ bảo, chớ làm biếng”, “sư trưởng bảo” cũng là “chớ làm biếng”, sai bạn làm gì thì bạn lập tức đi làm nhanh. Đương nhiên cũng bao gồm bảo bạn làm việc nặng nhọc, bảo bạn đi phục vụ, thì bạn cũng phải lập tức đi chớ làm biếng.
Thầy nói chưa xong, không được nói.”
Tức là sư trưởng đang nói chưa xong, thì bạn không được chen miệng vào, chen lời vào đó là bất lịch sự. Đệ Tử Quy nói “cha mẹ dạy, phải kính nghe”, sư trưởng cũng như vậy, các Ngài giáo huấn chưa xong, chúng ta phải cung cung kính kính lắng nghe, không thể tùy tiện xen lời vào. Dù có muốn phát biểu ý kiến của mình, thì cũng phải đợi sư trưởng nói xong đã.
“Không nói nhiều, cười nhiều, nếu cười lớn hoặc ngáp thì phải lấy tay áo che miệng”
Đây rất là rõ ràng, tức là không thể nói nhiều, cười giỡn nhiều. Nếu như thật lúc không thể nhịn được phải cười lớn, hoặc ngáp, đều phải dùng tay áo che miệng lại, đây là một loại oai nghi. Đối trước người ta nhe răng nhếch miệng, nhe hàm mà cười, hoặc ngáp, há miệng lớn, đều rất là khó coi. “Không nói nhiều, cười nhiều”, thì Đệ Tử Quy cũng dạy tương tự “nói nhiều lời, không bằng ít”, nói càng ít càng tốt. Người chân chánh tu hành, họ đều nói rất ít. Lão Hòa thượng Hư Vân đều là im lặng ít nói, bình thường là nhắm mắt, thường không nhìn, không để chịu ảnh hưởng của cảnh giới bên ngoài.
Đây tiếp tục nói về hầu thầy, phụng sự sư trưởng ra làm sao. Nếu như sư trưởng thân tâm mệt mỏi, Ngài không muốn nói chuyện với bạn nữa, tức bảo bạn hãy trở ra trước, ta muốn nghỉ ngơi. Lúc đó bạn nên nhanh chóng đi ra, dù cho muốn thỉnh hỏi Phật pháp, hoặc muốn hỏi chuyện thường, đều không nên tiếp tục hỏi. Trừ khi là vô cùng khẩn cấp, sự việc thông thường có thể để ngày hôm sau hỏi, nên rời khỏi. Không thể cảm thấy, tôi không dễ gì hẹn gặp sư trưởng, mà sư trưởng lại mệt mỏi rồi, tâm thái liền không vui, thậm chí có oán giận, như vậy là không tốt. Thậm chí “biểu hiện ra trên sắc mặt”, lời nói, trong tâm không hài lòng, sắc mặt cũng khó coi, sắc mặt như vậy là đại bất kính với sư trưởng. Hễ đối với sư trưởng, kể cả đối với cha mẹ người lớn mà có “tâm thái không vui”, có oán giận, đó đều là đại bất hiếu, đại bất kính, không nên có. Nếu như có, thì phải mau mau sám hối, từ bỏ. Trong Đệ Tử Quy cũng có cách nói tương tự, đó là “bảo đi nên đi”, thí dụ như “Người không an, không làm phiền”, “người đang bận, đừng quấy nhiễu”, đều là không nên làm phiền người khác, cố gắng tôn trọng người khác đang nghỉ ngơi, đây là sự tôn trọng tối thiểu nhất. “Cha mẹ bảo, chớ làm biếng”, “sư trưởng bảo” cũng là “chớ làm biếng”, sai bạn làm gì thì bạn lập tức đi làm nhanh. Đương nhiên cũng bao gồm bảo bạn làm việc nặng nhọc, bảo bạn đi phục vụ, thì bạn cũng phải lập tức đi chớ làm biếng.
Thầy nói chưa xong, không được nói.”
Tức là sư trưởng đang nói chưa xong, thì bạn không được chen miệng vào, chen lời vào đó là bất lịch sự. Đệ Tử Quy nói “cha mẹ dạy, phải kính nghe”, sư trưởng cũng như vậy, các Ngài giáo huấn chưa xong, chúng ta phải cung cung kính kính lắng nghe, không thể tùy tiện xen lời vào. Dù có muốn phát biểu ý kiến của mình, thì cũng phải đợi sư trưởng nói xong đã.
“Không nói nhiều, cười nhiều, nếu cười lớn hoặc ngáp thì phải lấy tay áo che miệng”
Đây rất là rõ ràng, tức là không thể nói nhiều, cười giỡn nhiều. Nếu như thật lúc không thể nhịn được phải cười lớn, hoặc ngáp, đều phải dùng tay áo che miệng lại, đây là một loại oai nghi. Đối trước người ta nhe răng nhếch miệng, nhe hàm mà cười, hoặc ngáp, há miệng lớn, đều rất là khó coi. “Không nói nhiều, cười nhiều”, thì Đệ Tử Quy cũng dạy tương tự “nói nhiều lời, không bằng ít”, nói càng ít càng tốt. Người chân chánh tu hành, họ đều nói rất ít. Lão Hòa thượng Hư Vân đều là im lặng ít nói, bình thường là nhắm mắt, thường không nhìn, không để chịu ảnh hưởng của cảnh giới bên ngoài.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments