ĐỆ TỬ PHẬT NHỜ THIÊN LONG THIỆN THẦN CHĂM SÓC CHO CHA MẸ

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
XUẤT GIA RỒI THÌ CÓ CẦN PHẢI BÁO HIẾU NỮA HAY KHÔNG? CÓ! NHƯ LÝ NHƯ PHÁP MÀ TU HÀNH THÌ ĐÓ CHÍNH LÀ BÁO HIẾU.

Câu kinh ‘vị mẫu thuyết pháp’, tuy pháp hội này là do Ðế Thích Thiên Chủ khải thỉnh, nhưng ý nghĩa rất sâu. Thứ nhất là vì tránh miễn cho một số người hiểu lầm Phật pháp. Học Phật, đặc biệt là phát tâm cạo đầu xuất gia, hình như là từ đó trở đi chẳng còn lo cho cha mẹ nữa, người thế gian cho vậy là chẳng có hiếu. Ðặc biệt là người Trung Quốc thường nói: ‘Có ba chuyện bất hiếu, chẳng có con nối dõi là lớn nhất’. Cha mẹ mong bạn nối dõi dòng họ, một khi bạn xuất gia thì việc nối dõi tông đường sẽ đoạn mất, làm sao chẳng có lỗi với cha mẹ, tổ tiên! Người đời chẳng biết xuất gia là đại hiếu, đây là ý nghĩa thứ nhất. Ý nghĩa thứ hai là làm gương mẫu cho tứ chúng đệ tử học Phật: tứ chúng gồm xuất gia, tại gia, nam chúng, nữ chúng, khơi gợi tư tưởng hiếu kính của họ, làm cho họ chân chánh thể hội điều thứ nhất ‘Hiếu dưỡng cha mẹ’ trong Tam Phước. Trong nhà Phật dù xuất gia thì cũng không thể không lo cho cha mẹ, chẳng có đạo lý này. Nhưng hình thức hiếu dưỡng chẳng giống nhau, hết lòng tu trì, phụng hành theo lời Phật dạy, dùng công đức ấy hồi hướng cho cha mẹ; cha mẹ có thể được chư Phật hộ niệm, thiện thần bảo hựu, đây mới là chân hiếu. Người thế gian hiếu thuận cha mẹ, mướn vài người giúp việc để chăm sóc cho đời sống, còn đệ tử Phật nhờ thiên long thiện thần chăm sóc cho cha mẹ còn châu đáo hơn những người giúp việc. Nếu bạn chẳng có tu trì thì thiên long thiện thần chẳng bảo hựu bạn, sẽ khinh chê bạn. Nếu bạn chân chánh tu hành, có đạo có đức cảm động đến thiên thần, họ tự nhiên đến chiếu cố; bạn chẳng cần phải cầu họ, cũng chẳng phải thông báo cho họ, [họ cũng] tự nhiên chiếu cố. Tại sao vậy? Vì tôn kính bạn, tôn kính cha mẹ bạn, thế nên có ý nghĩa này.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 03, HT. Tịnh Không chủ giảng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment