ĐÃ PHÁT TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN RỒI, TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
27 Views
ĐÃ PHÁT TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN RỒI, TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Thế nên phát nguyện, bạn căn cứ vào gì để phát, bạn phát từ đâu? Chúng ta không thể không biết. Chúng ta phải thực hiện trong Sự Tướng, trong Sự Tướng có thông, có biệt. Thông nghĩa là cộng đồng, chung, đại nguyện chung của hết thảy Bồ Tát, hết thảy chư Phật, đây chính là ‘Tứ Hoằng Thệ Nguyện’, Tứ Hoằng Thệ Nguyện là Thông Nguyện (nguyện chung). Nguyện này xây dựng từ đâu? Phát sanh từ đâu? Từ Bát Nhã và Từ Bi trong tự tánh, nếu bạn chẳng có trí huệ bạn chẳng phát nổi, chẳng có từ bi cũng phát không nổi. Vì có trí huệ, có từ bi, khi nhìn thấy chúng sanh khổ, đặc biệt là chúng sanh trong lục đạo, đọa lạc trong sáu nẻo lưu chuyển từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng có cách chi thoát ly. Phật, Bồ Tát nhìn thấy nên phát nguyện ‘Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ’, nguyện này là phát từ chỗ này.

Trong Tứ Ðế thì y theo Khổ Ðế mà phát, chúng ta phát nguyện có phát từ đây không? Chúng sanh thời nay khổ hơn thời xưa không biết là gấp bao nhiêu lần. Những người chẳng giác ngộ, tâm tư của họ ngu muội, quán sát thế pháp đều hàm hồ lộn xộn, đều nhìn không rõ. Khoa học kỹ thuật chỉ đem lại một số tiện nghi trong sanh hoạt chúng ta, mọi phương tiện âm thanh, ánh sáng, hóa chất, điện khí ngày nay, thời xưa chẳng có, nhưng bạn có nghĩ đến những tiện nghi mà chúng ta hưởng được từ khoa học kỹ thuật, chúng ta phải trả giá bao lớn! Nếu bạn tư duy kỹ càng thì giống như lời người xưa nói: cái được chẳng bù nổi cái mất. Chúng ta đạt được sự thọ dụng rất ít, thời gian rất ngắn ngủi, chúng ta phải trả với giá rất đắc, chẳng sánh bằng được. Nói cách khác, chúng ta nói rõ hơn, kéo dài thời gian chúng ta chịu khổ trong lục đạo, tăng thêm đau khổ trong lục đạo, bạn nói có đáng hay không? Tại sao lại có hiện tượng này? Ðời sống văn minh vật chất này tăng trưởng tham - sân - si - mạn của chúng ta, chẳng sánh bằng thời xưa; sinh hoạt thời xưa thì ý niệm tham - sân - si - mạn của phần đông người ta cũng có nhưng ít hơn hiện nay. Nói cách khác, thời gian luân hồi của họ có thể rút ngắn, chịu khổ trong lục đạo có thể giảm nhẹ, ngày nay chúng ta chẳng vậy. Không cần nói chi xa, chỉ nửa thế kỷ về trước đâu có nghe người ta nói địa cầu bị bịnh, hoàn cảnh sanh thái chẳng cân bằng, chẳng nghe nói chuyện này; không khí ô nhiễm, hoàn cảnh ô nhiễm cũng chẳng nghe đến. Năm mươi năm trước, một trăm năm trước chẳng có! Ðâu có những danh từ này.

Hiện nay khoa học kỹ thuật có thể nói là mỗi ngày, mỗi tháng đều tiến bộ hơn trước, nhưng đem lại tai hại chẳng tưởng tượng nổi. Nếu những khoa học gia này tự nhiên giác ngộ tai hại này quá lớn, tôi nghĩ họ sẽ chấm dứt những khoa học kỹ thuật này, chẳng phát triển nữa, chẳng làm nữa. Một người đầu óc sáng suốt, bình tĩnh mới có thể quán sát ra những điều này. Thế nên chúng sanh khổ, văn minh vật chất tuy là tiến bộ, đời sống chúng sanh còn khổ hơn lúc trước. Trên phương diện hưởng thọ vật chất có một chút tiện nghi, nhưng đau khổ trên tinh thần ai cũng chẳng tránh khỏi. Trong xã hội ngày nay, quý vị có rất nhiều của cải, có địa vị rất cao vẫn không thể tránh khỏi [đau khổ về mặt tinh thần]; đâu được sống nhàn nhã tự tại như người thời cổ! Chúng ta đọc trong cổ văn rất nhiều, những người làm quan thời xưa, làm thủ trưởng địa phương, công việc của người lãnh đạo chẳng bận lắm, mỗi ngày làm một hai giờ thì xong công việc, thời gian còn lại đọc sách, viết văn, hội họa, đi chơi đó đây, sống cuộc đời tình thơ ý họa. Ðâu như con người ngày nay phải tranh thủ từng giây từng phút, đời sống này thái quá, quá khẩn trương, quá đau khổ. Hiểu rõ chân tướng sự thật thì còn chịu đầu thai đến nhân gian hay không? Họ sẽ chẳng chịu đến. Người giác ngộ chỉ có Phật và Bồ Tát đến, đến để cứu độ những chúng sanh khổ nạn này, nói thật ra, nguyện này trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện mới gọi là Bổn Nguyện.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 02, HT. Tịnh Không chủ giảng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment