Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 280
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Đức hạnh chỉ công đức và hạnh nghiệp, cũng chỉ đầy đủ hạnh công đức”. Công đức và phước đức không giống nhau, nhưng chư vị phải biết, trong công đức nhất định có phước đức, trong phước đức chưa chắc có công đức, công đức vượt qua phước đức. Đức của công đức là tự tánh, nhất định tương ưng với tánh đức, thân ngữ ý đều hành trên đức. Đây gọi là hành đạo, hoặc gọi là tu đạo.
Bên dưới là hợp đức hạnh lại nói: “Thiện sở thành gọi là đức, đạo năng thành gọi là hạnh. Cho nên đức hạnh chỉ công đức và hạnh nghiệp. Lại chỉ đầy đủ hạnh công đức, tức tam vô lậu học giới định tuệ và lục độ”. Nói một cách rất cụ thể. Giới định tuệ là cương lĩnh chung, gọi là tam vô lậu học.
Lậu là đại danh từ của phiền não, vì sao gọi phiền não là lậu? Vì phiền não có thể làm cho công đức trong tự tánh của chúng ta mất hết. Giống như một ly trà, dưới ly trà có một cái lỗ, rót nước trà vào liền bị chảy hết. Công đức trong tự tánh của chúng ta, dù tu như thế nào hình như đều không có thành tựu, nguyên nhân là gì? Vì ta có phiền não, có tập khí, tất cả đều chảy hết.
Trong kinh ví dụ rõ ràng nhất là: “một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức”. Làm không biết bao nhiêu việc tốt, nổi sân si, mắng người, công đức hoàn toàn mất hết. Công đức không còn, nhưng phước đức còn. Lửa sân hận không đốt cháy được phước đức, nhưng công đức bị đốt cháy là không còn. Tu công đức không dễ, tu phước đức dễ, đời sau có phước báo. Công đức là gì? Công đức là liễu sanh tử xuất tam giới, cho nên rất khó. Sự khác biệt giữa công đức và phước đức, chúng ta không thể không biết.
Giới định tuệ gọi là tam vô lậu học, cương lĩnh chung, nguyên tắc chung. Lục độ là Bồ Tát tu.
Hội Sớ nói: “hành gọi là hành nghiệp, tam nghiệp sở tác. Đức gọi là phước đức, do hành sở cảm”. Hội Sớ giải thích cũng rất hay, hành là hành nghiệp. Nghiệp là tạo tác. Đây là ba loại tạo tác. Khởi tâm động niệm là ý tạo. Ngôn ngữ khẩu tạo. Thân thể động tác là thân tạo. Cho nên gọi là tam nghiệp sở tác, đây gọi là hành nghiệp. Đức là phước đức, ta tạo ra việc tốt, nhiều phước đức. Ta tạo ra việc ác, đó không phải là phước đức, đó là tai họa.
Quý vị xem văn tự ngày xưa, phước và họa, tai họa. Hình dáng của chữ này hơi giống nhau, thông qua văn tự có thể nhắc nhở chính mình. Rốt cuộc là phước hay họa, ta phải nhìn thấy một cách rõ ràng. Đừng coi họa thành phước, đừng xem phước thành họa, hình dáng của chữ họa và phước rất giống nhau.
Đây là sở cảm của hành, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác tương ưng với tánh đức, hành vi của ba nghiệp này chiêu cảm nên phước đức. Trái lại, không tương ưng với tâm tánh, tam nghiệp tạo ra, chiêu cảm nên chính là tai họa, tức không phải phước đức.
“Lại không phải đạt được trong một sớm một chiều, cho nên gọi là tích thực. Tích là tích lũy, như từng giọt từng giọt tụ lại. Thực là vun bồi, giống như ươm giống thành rừng vậy. Trải qua thời gian lâu xa, không thể xưng kể, cho nên gọi là vô lượng kiếp”. Đây là giải thích cho chúng ta về việc tích lũy từng chút từng chút một. Ngày nay chúng ta quan trọng nhất, là phải tích lũy tịnh nghiệp.
Tập 280
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Đức hạnh chỉ công đức và hạnh nghiệp, cũng chỉ đầy đủ hạnh công đức”. Công đức và phước đức không giống nhau, nhưng chư vị phải biết, trong công đức nhất định có phước đức, trong phước đức chưa chắc có công đức, công đức vượt qua phước đức. Đức của công đức là tự tánh, nhất định tương ưng với tánh đức, thân ngữ ý đều hành trên đức. Đây gọi là hành đạo, hoặc gọi là tu đạo.
Bên dưới là hợp đức hạnh lại nói: “Thiện sở thành gọi là đức, đạo năng thành gọi là hạnh. Cho nên đức hạnh chỉ công đức và hạnh nghiệp. Lại chỉ đầy đủ hạnh công đức, tức tam vô lậu học giới định tuệ và lục độ”. Nói một cách rất cụ thể. Giới định tuệ là cương lĩnh chung, gọi là tam vô lậu học.
Lậu là đại danh từ của phiền não, vì sao gọi phiền não là lậu? Vì phiền não có thể làm cho công đức trong tự tánh của chúng ta mất hết. Giống như một ly trà, dưới ly trà có một cái lỗ, rót nước trà vào liền bị chảy hết. Công đức trong tự tánh của chúng ta, dù tu như thế nào hình như đều không có thành tựu, nguyên nhân là gì? Vì ta có phiền não, có tập khí, tất cả đều chảy hết.
Trong kinh ví dụ rõ ràng nhất là: “một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức”. Làm không biết bao nhiêu việc tốt, nổi sân si, mắng người, công đức hoàn toàn mất hết. Công đức không còn, nhưng phước đức còn. Lửa sân hận không đốt cháy được phước đức, nhưng công đức bị đốt cháy là không còn. Tu công đức không dễ, tu phước đức dễ, đời sau có phước báo. Công đức là gì? Công đức là liễu sanh tử xuất tam giới, cho nên rất khó. Sự khác biệt giữa công đức và phước đức, chúng ta không thể không biết.
Giới định tuệ gọi là tam vô lậu học, cương lĩnh chung, nguyên tắc chung. Lục độ là Bồ Tát tu.
Hội Sớ nói: “hành gọi là hành nghiệp, tam nghiệp sở tác. Đức gọi là phước đức, do hành sở cảm”. Hội Sớ giải thích cũng rất hay, hành là hành nghiệp. Nghiệp là tạo tác. Đây là ba loại tạo tác. Khởi tâm động niệm là ý tạo. Ngôn ngữ khẩu tạo. Thân thể động tác là thân tạo. Cho nên gọi là tam nghiệp sở tác, đây gọi là hành nghiệp. Đức là phước đức, ta tạo ra việc tốt, nhiều phước đức. Ta tạo ra việc ác, đó không phải là phước đức, đó là tai họa.
Quý vị xem văn tự ngày xưa, phước và họa, tai họa. Hình dáng của chữ này hơi giống nhau, thông qua văn tự có thể nhắc nhở chính mình. Rốt cuộc là phước hay họa, ta phải nhìn thấy một cách rõ ràng. Đừng coi họa thành phước, đừng xem phước thành họa, hình dáng của chữ họa và phước rất giống nhau.
Đây là sở cảm của hành, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác tương ưng với tánh đức, hành vi của ba nghiệp này chiêu cảm nên phước đức. Trái lại, không tương ưng với tâm tánh, tam nghiệp tạo ra, chiêu cảm nên chính là tai họa, tức không phải phước đức.
“Lại không phải đạt được trong một sớm một chiều, cho nên gọi là tích thực. Tích là tích lũy, như từng giọt từng giọt tụ lại. Thực là vun bồi, giống như ươm giống thành rừng vậy. Trải qua thời gian lâu xa, không thể xưng kể, cho nên gọi là vô lượng kiếp”. Đây là giải thích cho chúng ta về việc tích lũy từng chút từng chút một. Ngày nay chúng ta quan trọng nhất, là phải tích lũy tịnh nghiệp.
- Category
- Giảng Pháp
Comments