Công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Bạn không chịu niệm, là vì bạn không biết sự quý của nó.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 101
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Bản thân chúng ta thật sự nắm chắc, ngay trong đời này nhất định vãng sanh thế giới Cực Lạc, không đi con đường oan uổng nữa.

Nếu thấy đức Như-Lai thường còn chẳng mất, bèn sinh lòng buông lung nhàm trễ, chẳng có thể sinh ra ý tưởng khó gặp gỡ, cùng lòng cung kính). Đây cũng là tại vì sao Phật, Bồ-tát phải thị hiện Bát-niết-bàn, để cho bạn thường xuyên có tâm cảnh giác, bạn sẽ nhớ đến: thân người khó được, Phật pháp khó nghe, lần này gặp được thật không dễ dàng, nếu cơ hội này đánh mất rồi, thì phải qua vô lượng kiếp rồi vô lượng kiếp, mới gặp được nữa, cho nên phải vô cùng quý trọng. Nếu Như Lai thường trụ tại thế, thì sẽ khởi không tâm này, thường xuyên gặp Phật sẽ sanh khởi kiêu ngạo, cống cao ngã mạn, sẽ sinh tâm như thế, đối với tu hành sẽ chán ngán, buông thả, đây đều là thoái chuyển về sau, không sinh khởi được ý nghĩ khó gặp được pháp, không thể sinh khởi tâm cung kính. Chỉ có thật sự khó được, khó cầu, thì tâm cung kính đó mới là chân thật.

Thù thắng của Tịnh-độ tông, là không cần đoạn phiền não, gọi là đem nghiệp vãng sanh, đem theo nghiệp nhân nghiệp quả, đem theo nghiệp nhân vãng sanh. Sau khi sanh đến thế giới Cực Lạc, đạt được bổn nguyện uy thần của A Di Đà Phật gia trì, sự gia trì này, giống như bạn chứng đắc A-duy-việt-trí Bồ-tát. A-duy-việt-trí là gì ? Gọi là không thoái chuyển, ba loại không thoái chuyển: vị bất thoái, hạnh bất thoái, niệm bất thoái. Hạng người nào chứng đắc được? Người minh tâm kiến tánh chứng đắc được. Chúng ta chưa minh tâm kiến tánh, nhưng ta gặp được A Di Đà Phật, A Di Đà Phật sẽ gia trì cho chúng ta, chúng ta sẽ ngang hàng với chứng đắc minh tâm kiến tánh. Điều này càng thuận tiện hơn quá nhiều rồi. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, phải tu bao nhiêu kiếp mới có thể tu thành, chúng ta ở trong đời này, trong khoảng: một, hai năm thì có thể đạt được.
Tôi khuyên các đồng học, học ngài Hải Hiền, quyết một lòng học theo lão Hòa thượng Hải Hiền, chân tín thiết nguyện, niệm một câu A Di Đà Phật này đến cùng, niệm một năm. Đem đĩa CD của ngài xem một ngày ba lần, một năm xem một ngàn lần, một ngày niệm một vạn tiếng Phật hiệu, một năm niệm 360 vạn tiếng. Vãng sanh được hay không? Được, bạn nhất định chứng đắc công phu thành phiến, không khó. Đi đường khác khó, đây gọi là dị hành đạo, đường khác là nan hành đạo, không dễ dàng. Tôi ở trong nan hành đạo lãng phí hết thời gian mấy chục năm, đến 85 tuổi triệt để quay đầu, không làm nữa, tất cả kinh luận đều không đọc nữa, người khác ngộ là sự việc của người khác, với tôi không liên quan, tôi chỉ là một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một bộ Chú Giải của Hoàng Niệm Tổ lão Cư sĩ, một câu Phật hiệu. Vãng sanh quan trọng, lão Hòa thượng nói rất hay: "Siêng năng niệm Phật, thành Phật là việc lớn, những việc khác đều là giả cả", không phải sự thật, tôi làm rõ ràng rồi, làm minh bạch rồi, 85 tuổi thì triệt để quay đầu.
Học theo lão Hòa thượng thì một chút cũng không sai, bạn quyết định sẽ thành tựu. Phải tin tưởng một câu Phật hiệu này, ở trong Hiển-giáo nói: là tổng danh hiệu của tất cả chư Phật Như Lai, niệm danh hiệu này, là niệm toàn bộ tất cả chư Phật Như Lai, một vị cũng không sót. Ở trong Mật-giáo nói thần chú, trong thần chú câu Phật hiệu này là đại tổng trì pháp môn, đều niệm toàn bộ rồi, cũng không sót một câu. Giáo-hạ nói: một câu A Di Đà Phật, danh hiệu này, bao gồm tất cả kinh giáo của tất cả thập phương tam thế chư Phật đã giảng, đều ở trong danh hiệu này, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Bạn không chịu niệm, là vì bạn không biết sự quý của nó, bạn không nhận thức nó, bạn thật sự làm rõ ràng, làm minh bạch, nhận thức rồi, bạn có thể không niệm sao? Không ăn cơm, không đi ngủ cũng phải niệm. Niệm Phật hiệu này đạt được lợi ích vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn, vô phương tưởng tượng, tại sao lại không làm?
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment