Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa ...Tập 126
Chẳng phát Bồ Đề tâm, niệm Phật sẽ chẳng thể vãng sanh, niệm Phật chỉ là gieo căn lành! Thật sự niệm Phật vãng sanh, Bồ Đề tâm nhất định trọn đủ, chớ nên không hiểu đạo lý này. Biết pháp môn này thù thắng ở chỗ nào? Thật sự đảm bảo chúng ta thành tựu viên mãn trong một đời này! Vì thế, dũng mãnh tinh tấn chẳng có gì khác! Dũng mãnh tinh tấn là triệt để buông xuống, khởi tâm động niệm chẳng vì chính mình nữa! Vì chính mình là gì? Vì chính mình tức là quý vị tham luyến luân hồi, vẫn chẳng nỡ rời khỏi lục đạo luân hồi, quý vị vì bản thân!
Chúng ta muốn sanh về Tây Phương Tịnh Độ, đầu tiên là phải buông chính mình xuống, chẳng cần cái thân này, chẳng còn chấp trước cái thân này là ta nữa, phải buông những thứ ấy xuống. Chẳng buông những thứ ấy xuống, đời đời kiếp kiếp niệm Phật vẫn chẳng vãng sanh, vì nguyên nhân nào? Chính vì đạo lý này: Đời đời kiếp kiếp chẳng chịu bỏ Ngã! Chỉ cần có Ngã, cả một đống lớn phiền toái ùa tới, người nhà, quyến thuộc, đất đai, nhà cửa, tài sản của ta, phiền toái lắm! Toàn là của quý vị, nên thứ gì cũng đều chẳng bỏ được, những thứ ấy có mang theo được hay không? Quý vị hãy ngẫm xem, ngay cả cái thân còn chẳng mang theo được, huống hồ vật ngoài thân? Do đó, người niệm Phật thường phải có tâm thái: Ta đến thế gian này là lữ du, nơi ta trụ trong thế gian này là quán trọ, sau hai ngày bèn rời đi, thứ gì cũng chẳng phải là của ta, ta chẳng mảy may lưu luyến nó. Ta trụ một ngày, bèn dùng một ngày, dùng rất tự tại, dùng rất thoải mái, hôm sau ra đi, chẳng có ý niệm gì cả! Thật vậy, đến trụ trong khách sạn, lữ du, đến nơi đây vãn cảnh, khảo sát, xem xét thế giới này, tăng trưởng trí huệ, tăng trưởng tam-muội. Thấy thế giới này tình trạng ra sao, quý vị bèn hiểu, đó là tăng trưởng trí huệ. Sau khi đã thấy, như như bất động, đó là công phu định lực. Chẳng có thứ gì muốn chiếm hữu, chẳng có thứ gì suy lường, cũng chẳng có thứ gì mong khống chế, ý niệm gì cũng đều chẳng có, người ấy vãng sanh rất dễ dàng, trong Phật môn, người ấy được gọi là người có đại thiện căn. Cái này cũng muốn, cái kia cũng muốn, người ấy chẳng có thiện căn, chẳng có phước đức. Trong kinh giáo Đại Thừa, đức Phật đã khai thị như vậy, đâu đâu cũng đều có thể thấy.
Chẳng phát Bồ Đề tâm, niệm Phật sẽ chẳng thể vãng sanh, niệm Phật chỉ là gieo căn lành! Thật sự niệm Phật vãng sanh, Bồ Đề tâm nhất định trọn đủ, chớ nên không hiểu đạo lý này. Biết pháp môn này thù thắng ở chỗ nào? Thật sự đảm bảo chúng ta thành tựu viên mãn trong một đời này! Vì thế, dũng mãnh tinh tấn chẳng có gì khác! Dũng mãnh tinh tấn là triệt để buông xuống, khởi tâm động niệm chẳng vì chính mình nữa! Vì chính mình là gì? Vì chính mình tức là quý vị tham luyến luân hồi, vẫn chẳng nỡ rời khỏi lục đạo luân hồi, quý vị vì bản thân!
Chúng ta muốn sanh về Tây Phương Tịnh Độ, đầu tiên là phải buông chính mình xuống, chẳng cần cái thân này, chẳng còn chấp trước cái thân này là ta nữa, phải buông những thứ ấy xuống. Chẳng buông những thứ ấy xuống, đời đời kiếp kiếp niệm Phật vẫn chẳng vãng sanh, vì nguyên nhân nào? Chính vì đạo lý này: Đời đời kiếp kiếp chẳng chịu bỏ Ngã! Chỉ cần có Ngã, cả một đống lớn phiền toái ùa tới, người nhà, quyến thuộc, đất đai, nhà cửa, tài sản của ta, phiền toái lắm! Toàn là của quý vị, nên thứ gì cũng đều chẳng bỏ được, những thứ ấy có mang theo được hay không? Quý vị hãy ngẫm xem, ngay cả cái thân còn chẳng mang theo được, huống hồ vật ngoài thân? Do đó, người niệm Phật thường phải có tâm thái: Ta đến thế gian này là lữ du, nơi ta trụ trong thế gian này là quán trọ, sau hai ngày bèn rời đi, thứ gì cũng chẳng phải là của ta, ta chẳng mảy may lưu luyến nó. Ta trụ một ngày, bèn dùng một ngày, dùng rất tự tại, dùng rất thoải mái, hôm sau ra đi, chẳng có ý niệm gì cả! Thật vậy, đến trụ trong khách sạn, lữ du, đến nơi đây vãn cảnh, khảo sát, xem xét thế giới này, tăng trưởng trí huệ, tăng trưởng tam-muội. Thấy thế giới này tình trạng ra sao, quý vị bèn hiểu, đó là tăng trưởng trí huệ. Sau khi đã thấy, như như bất động, đó là công phu định lực. Chẳng có thứ gì muốn chiếm hữu, chẳng có thứ gì suy lường, cũng chẳng có thứ gì mong khống chế, ý niệm gì cũng đều chẳng có, người ấy vãng sanh rất dễ dàng, trong Phật môn, người ấy được gọi là người có đại thiện căn. Cái này cũng muốn, cái kia cũng muốn, người ấy chẳng có thiện căn, chẳng có phước đức. Trong kinh giáo Đại Thừa, đức Phật đã khai thị như vậy, đâu đâu cũng đều có thể thấy.
- Category
- Giảng Pháp
Comments