Chuyện phiếm tốt nhất không nên nói, lãng phí thời gian. Lời nói là cửa của họa phúc.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 428
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Vậy chúng ta ở trong cuộc sống thường ngày tiếp xúc với người khác, nói chuyện cũng cần chú ý điểm này. Chuyện phiếm tốt nhất không nên nói, lãng phí thời gian. Người học Phật ngạn ngữ gọi là “ba câu không rời bổn hạnh”, câu thứ ba nhất định phải nói đến Phật pháp, tự mình tâm đắc trong tu học có thể chia sẽ với người khác, nghe kinh có chổ ngộ cũng có thể chia sẽ với mọi người. Những lời nói này là lời nói có ý nghĩa, đối với mình, với người khác đều có lợi, điều này nên học tập.
Phía dưới là không ác khẩu, ngăn việc ác trước đây nói lời ác với người, nên nói lời nhẹ nhàng. Trước đây đối nhân xử thế tiếp vật, lời nói không hay, dễ dàng đắc tội với người, đắc tội với người tự mình còn không biết. Lời nói, người xưa rất xem trọng. Khổng Phu Tử dạy học bốn khoa, thứ nhất là đức hạnh, thứ hai chính là lời nói. Lời nó là cửa của họa phúc. Người nói vô tâm người nghe có ý, lời nói làm hại người khác, người ta sẽ nhớ. Ghi nhớ ở tâm, tương lai có cơ hội thì họ đến báo thù quý vị, quý vị không biết họa từ đâu mà đến, cho nên lời nói là dễ đắc tội với người khác nhất. Khuyến thiện chỉ lỗi đều nên dùng lời nhẹ nhàng, mềm mại, bằng không bạn tốt của quý vị sẽ xa lánh với quý vị. Tuy họ có lỗi lầm, quý vị khuyên họ là ý tốt, nhưng ngôn từ thái độ của quý vị không hay, đối phương có thể tiếp nhận không? Thầy giáo dạy học sinh cũng không ngoại lệ.
Tôi theo thầy Lý mười năm, thầy nhắc nhở học sinh tuyệt đối không phải đứng trước mọi người, học sinh đã phạm lỗi lầm, thầy gọi họ vào trong phòng để khuyên bảo họ. Khuyên bảo, lấy lợi hại được mất phân tích cho họ nghe, học sinh đã hiểu được, cảm ơn thầy giáo. Nếu như ở trong chốn đông người quý vị khuyên nhủ họ, không nhất định họ sẽ cảm kích, tuy biết là sai lầm, quý vị khiến họ không còn thể diên, thì họ sẽ ôm hận trong lòng. Ngay cả dạy học, ở thời đại này bây giờ, đều không thể đắc tội học sinh. Bây giờ thậm chí cha mẹ dạy con cái cũng không dám đắc tội với nó. Vì sao vậy? Vì nó không hiểu được hiếu đạo, cho nên sẽ dẫn đến hành vi phản nghịch. Xã hội này bây giờ giết cha, giết mẹ, đã không còn là tin mới nữa, thường xuyên có. Chuyện này trước đây không thể xay ra, xã hội này ngày nay thường có.
Lời nói thái độ của chúng ta có thể không cẩn thận sao? Không cẩn thận, tai họa tự mình mang đến, không thể trách người khác. Phổ Hiền Bồ Tát dạy cho chúng ta lễ kính chư Phật, đối với hết thảy chúng sanh cần phải cung kính, điều này rất có lí. Học sinh cung kính thầy giáo, thầy giáo cũng cung kính học sinh. Không thể như trước đây thầy giáo đối với học sinh dạy nghiêm túc như vậy, không được rồi, không tìm được loại học sinh này. Cha mẹ đối với con cái cũng không ngoại lệ, bây giờ đều xem họ như người bạn để đối đãi.
Hai lưỡi là xúi dục thị phi. Ngăn lại việc ác trước đây khiến hai bên đánh nhau. Mối quan hệ của hai người này rất tốt, họ ở giữa xúi dục, khiến phát sinh nghi ngờ lẫn nhau, sau cùng biến thành oan gia đối đầu. Những người này giỏi về hai lưỡi, tội này của họ tạo, trong địa ngục có địa ngục cày lưỡi. Địa ngục cày lưỡi chính là do ác nghiệp hai lưỡi mà chiêu cảm ra. Địa ngục không phải do con người xây nên, quý vị không có nghiệp này, thì sẽ không có sự việc này xảy ra, quý vị đã tạo nghiệp này, thì tự nhiên quả báo sẽ hiện ra.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment