Chúng ta nói hồi hướng cho người khác. Nhưng lấy gì để hồi hướng..Không tu trì thì chỉ là nói dối.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
29 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 544
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.


Có kẻ niệm Phật, đọc kinh sớm tối mỗi ngày, đến khi tuổi già trước lúc vãng sanh mà vẫn còn rất nhiều oan gia trái chủ vây quanh người. Nguyên nhân nào lại thế? Ngày nào cũng hồi hướng nhưng chẳng có gì hồi hướng cho người ta. Nếu có công đức thật thì những oan gia trái chủ này đã bỏ đi lâu rồi. Tâm người, lòng người đều cùng một lý luôn muốn làm rõ việc này.
Trong câu này quan trọng nhất là thanh tịnh 3 nghiệp. Hiện giờ chúng ta tu hành chẳng phải không dụng công, không phải không cố gắng, quả thật rất muốn học hỏi thật tốt, nhưng học thế nào cũng không tốt hơn được. Vấn đề do đâu? Do 3 nghiệp không thanh tịnh, 3 nghiệp đó là thân, ngữ, ý.

Quan trọng nhất là do tâm chúng ta không thanh tịnh, trong tâm ta còn ích kỷ, tư lợi, còn phân biệt ta và người, thị phi. Còn tham, sân, si, mạn, còn khuynh hướng ưa ghét rất nặng. Cái này tôi thích, cái kia tôi chẳng ưa, vậy là ý nghiệp cũng không thanh tịnh. Do ý chẳng thanh tịnh nên khẩu cũng không thanh tịnh, trong vô thức có ý hay vô ý, vọng ngữ, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời thêu dệt. Tạo tác của than thể, thân là thái độ, cung cách không hiền lành, nhu hòa.
Có duyên là sao? Là chịu tin, chịu phát nguyện, chịu đến thế giới Cực Lạc gặp Phật A Di Đà, đấy là người hữu duyên, tất cả những ai hữu duyên đều đến được Cực Lạc. Chịu tin, chịu phát nguyện, chịu tu hành. Kẻ nghi ngờ thế giới tây phương Cực Lạc thì sẽ chẳng đến nổi đó. Nên biết là tạm thời không đến được đó chứ không phải là vĩnh viễn. Quý vị tu hành trên thế gian này chưa định rõ đến đời nào mới hết hoài nghi, bạn tin thật sự, đấy gọi là căn đã chín muồi, đời đó nhất định sẽ thành tựu. Cho nên câu hỏi cho chúng ta là đời này liệu có thành tựu hay chăng, cả chính mình cũng không nắm được.
Cổ nhân thường nói: Hành nghi một đời của một người như thế nào, phải đến lúc đậy nắp quan tài mới luận định được. Quý vị tu thật hay tu giả thì đậy nắp quan tài rồi hãy nói. Vì sao? Vì chưa đậy nắp quan thì ta vẫn còn biến hóa thay đổi, chưa chắc là thật. Kẻ giác ngộ là thật, kẻ còn mê mờ thì không đáng tin. Nhưng ngộ quá khó, ngộ khó ở đâu? Người giác ngộ tâm thanh tịnh như đề kinh “Thanh tịnh bình đẳng giác”. Người ấy chính là như thế.
Hễ còn một vọng niệm thì chưa ngộ, còn một việc không buông bỏ được thì chưa ngộ, ngộ khó lắm đấy. Tâm của người ngộ giống như dòng nước lặng, trong suốt, sạch sẽ, không có sóng gợn. Ngộ là đề mục chung của tất cả pháp môn. Tám muôn bốn ngàn pháp môn, phương pháp đều khác nhau, nhưng nguyên tắc nguyên lý thì tương đồng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment