Chúng ta luôn hy vọng siêu độ người nhà. Phải tìm người thật sự tu hành, thì mới có năng lực siêu độ

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
32 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 131
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Một hiện tượng phổ biến trong dân gian là siêu độ, chúng ta luôn hy vọng siêu độ người nhà, quyến thuộc đã mất được sanh về một nơi tốt đẹp thì mới an tâm. Tìm người nào đến siêu độ ? Phải tìm người thật sự tu hành, người có công phu tu hành thì mới có năng lực siêu độ. Công phu là gì? Thưa cùng chư vị, Giới, Định, Huệ là công phu. Chẳng có công phu ấy thì đều là giả, đều chẳng trông cậy được .

Quý vị thấy trong sách Liễu Phàm Tứ Huấn đã nêu một thí dụ: Đạo sĩ vẽ bùa. Đạo bùa ấy vẽ rất linh, dán ở cửa, quỷ thần đều chẳng dám bước vào, thật sự thiêng Vì sao? Để vẽ đạo bùa ấy, người đó sau khi vạch một nét đầu tiên bèn một mực vẽ cho đến lúc xong xuôi, chẳng có một vọng niệm, đạo bùa ấy bèn linh. Nếu có một vọng niệm, đạo bùa ấy chẳng linh. Vì lẽ đó, vẽ bùa phải được thường xuyên luyện tập. Luyện rất nhuần nhuyễn, động tác rất nhanh, rất nhanh thì thời gian vẽ ngắn ngủi, dễ dàng chẳng khởi vọng niệm, thời gian dài bèn khó hơn. Khó hơn mà làm được thì hiệu quả càng to. Chúng ta hiểu nguyên lý sau đây: Thành tắc linh. Niệm chú cũng giống như vậy Vì sao người ta nói chú Lăng Nghiêm công đức to lớn? Chẳng sai Chú Lăng Nghiêm dài, mấy ngàn chữ. Niệm chú xong, ước chừng phải mất hai mươi phút, không khởi một vọng niệm, công phu ấy to lắm Quý vị niệm chú Vãng Sanh chẳng khởi vọng niệm, dễ dàng Chú Lăng Nghiêm chẳng dễ dàng, đều do đạo lý này. Công đức niệm kinh càng thù thắng hơn nữa, kinh còn dài hơn chú. Đơn giản nhất là một câu Phật hiệu A Di Đà Phật bốn chữ. Trong bốn chữ ấy, chẳng có vọng niệm khá dễ dàng. Nhưng bảo quý vị niệm một chuỗi, chúng ta lần tràng hạt niệm một trăm lẻ tám câu. Trong một trăm lẻ tám câu ấy, chẳng có một vọng niệm, đó là công phu Nếu quý vị niệm mười chuỗi, đối với một ngàn lẻ tám mươi câu Phật hiệu, trong ấy chẳng dấy lên một vọng niệm, công phu đấy. Dùng điều này để hồi hướng, quý vị hồi hướng công đức ấy cho người chết, họ sẽ thật sự được lợi ích. Tuyệt đối chẳng phải là ta niệm một bộ kinh bèn có thể siêu độ họ, niệm bao nhiêu biến chú bèn có thể siêu độ Chẳng phải là như vậy, quý vị đã hiểu sai ý nghĩa. Dùng tâm chân thành để niệm. Tâm chân thành là không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Chúng ta hiểu đạo lý này, liễu giải chân tướng sự thật, sẽ chẳng bị kẻ khác lừa gạt. Quý vị thỉnh người đến siêu độ cho người nhà, quyến thuộc của chính mình, hãy ở bên cạnh quan sát, kẻ ấy có thành ý hay không, quý vị có thể nhìn ra. Vì vậy, chẳng có công phu chân thật, làm sao có thể siêu độ chúng sanh ? Các vị Phật, Bồ Tát đều minh tâm kiến tánh, đương nhiên chẳng có vấn đề, trọn đủ thanh tịnh, bình đẳng, giác.

Nay chúng ta mê mất tự tánh, tức là mê mất Phật tri kiến, hiện thời biến thành tri kiến của chúng sanh. Tri kiến hiện thời của chúng ta rất bất hảo Quý vị hãy suy nghĩ, tri kiến phổ biến trong xã hội hiện tại là gì? Dùng hai chữ để biểu thị, quý vị có thừa nhận hay không? Một là tài, hai là sắc. Tri kiến của con người hiện thời, trừ tài và sắc ra, họ còn biết điều gì nữa? Hiện thời, khắp nơi trên địa cầu, tri kiến này là phổ biến. Quý vị hỏi họ, họ yêu thích nhất, rất mong đạt được điều gì? Một là của cải, hai là sắc, hai thứ ấy, niệm niệm chẳng quên các thứ ấy. Trong kinh, đức Phật đã nói về hai thứ ấy rất hay, tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê. Đức Phật bảo năm thứ ấy được gọi là năm cội rễ của địa ngục. Hễ nói đến tài sắc, chắc chắn sẽ liên quan ba điều sau. Tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê là tri kiến phổ biến trong xã hội hiện tại, chính là những thứ đó Trong Phật pháp, chúng được gọi là gì? Năm loại dục vọng Tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê được gọi là Ngũ Dục, đáng sợ quá Đó là năm cội rễ của địa ngục, hễ có một điều là không được rồi. Trọn đủ cả năm điều, quý vị hãy nghĩ xem tương lai sẽ đi về đâu? Phiền phức khá lớn Chúng ta chẳng học Phật bèn không biết, học Phật mới biết rõ ràng, rành rẽ, đầu tiên là phải cứu chính mình. Chúng ta ắt phải nhảy ra khỏi hố sâu Ngũ Dục, tự cứu rồi sau đó mới có thể cứu người khác. Chính mình chẳng cứu bản thân được, làm sao có thể cứu chúng sanh ?

Nếu chúng ta không làm sáng tỏ nó, bạn sẽ không chịu buông xả. Sau khi làm rõ rồi, bạn nhất định có thể buông xả. Vì sao ? Buông xả là thật, không buông xả là sai. Buông bỏ những thứ nào ? Trước tiên phải buông bỏ thứ phiền não nghiêm trọng nhất đang bày ngay trước mắt. Chính là ngũ dục lục trần, Tài, sắc, danh, thực, thùy, sắc thanh hương vị xúc pháp. Đây là ngũ dục lục trần, thất tình ngũ dục. Tình chấp, những thứ này đều không phải thật. Phạm vi gây hại của những thứ này quá lớn, hại chúng ta đời đời kiếp kiếp xoay vần trong sáu nẻo luân hồi, ra không nổi.
Buông bỏ những thứ này rồi, liền siêu việt luân hồi, bản thân chúng ta không có năng lực. Hôm nay gặp được pháp môn này chẳng phải dễ. Gặp được pháp môn này xem như quá may mắn rồi. Chỉ dựa vào một câu Phật hiệu, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc .
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment