Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 414
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Vậy trong kinh này chúng ta học từ đầu đến đây, biết được nơi nào có Phật nơi đó có ma, khác nhau giữa Phật và ma là: Phật là chánh niệm, chư vị nên nhớ kỹ, chánh niệm, vô niệm. Ma có niệm, ma có tà niệm, Phật chuộng chánh pháp, ma chuộng tà pháp. Trong đó có sai khác về tà chánh, sai khác về tà chánh chỉ trong một niệm, bản thân chúng ta thường chẳng biết một tí gì, chỉ trong một niệm. Vậy là Phật hay là ma thực sự then chốt do nơi tập khí. Nói cách khác tập khí nắm giữ vận mệnh chúng ta. Chúng ta làm thế nào để đối trị ma cảnh đến quấy nhiễu? Ma cảnh có hữu hình, có vô hình, xưa nay chưa từng rời xa chúng ta. Phật không rời bỏ chúng ta, ma cũng không rời xa chúng ta.
Trên thực tế, ma và Phật là một không phải hai. Trong giáo lý Đại Thừa thường nói: một niệm giác là Phật cảnh, một niệm mê n là ma cảnh. Mê ngộ không đồng, duy trì giác tánh nghĩa là Phật tánh. Phương pháp tốt nhất chính là nghe giảng, tụng kinh. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, suốt 49 năm giảng kinh dạy học, đó là cảnh giới Phật, ngày ngày nghe, ma đều trở thành Phật. Nếu như chúng ta một ngày không nghe kinh, một ngày sẽ khó giữ. Người nội công sâu dày có thể giữ được một hai ngày. Thời gian lâu dài cũng không giữ được. Tập khí vô minh nó liền khởi tác dụng.
Kinh nghiệm một đời của bản thân tôi chính là cái gì cũng có thể rời bỏ, không thể rời bỏ quyển kinh. Thời gian đọc kinh càng lâu, thời gian tiếp cận với Phật càng nhiều. Tiếp cận với Phật chính là xa rời ma quỷ ngoại đạo, ma vương ngoại đạo quí vị sẽ xa rời được. Nếu như không đọc kinh, ma phiền não chắc chắn sẽ đến. Đặc biệt trong xã hội hiện tại của chúng ta, hoàn cảnh nhiễu loạn chúng ta, toàn là tà tri tà kiến, toàn là trái với nhân tính đạo đức lương tâm, nó đều trái với những thứ này. Cho nên kinh không thể một ngày không giảng, không thể một ngày không đọc.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Vậy trong kinh này chúng ta học từ đầu đến đây, biết được nơi nào có Phật nơi đó có ma, khác nhau giữa Phật và ma là: Phật là chánh niệm, chư vị nên nhớ kỹ, chánh niệm, vô niệm. Ma có niệm, ma có tà niệm, Phật chuộng chánh pháp, ma chuộng tà pháp. Trong đó có sai khác về tà chánh, sai khác về tà chánh chỉ trong một niệm, bản thân chúng ta thường chẳng biết một tí gì, chỉ trong một niệm. Vậy là Phật hay là ma thực sự then chốt do nơi tập khí. Nói cách khác tập khí nắm giữ vận mệnh chúng ta. Chúng ta làm thế nào để đối trị ma cảnh đến quấy nhiễu? Ma cảnh có hữu hình, có vô hình, xưa nay chưa từng rời xa chúng ta. Phật không rời bỏ chúng ta, ma cũng không rời xa chúng ta.
Trên thực tế, ma và Phật là một không phải hai. Trong giáo lý Đại Thừa thường nói: một niệm giác là Phật cảnh, một niệm mê n là ma cảnh. Mê ngộ không đồng, duy trì giác tánh nghĩa là Phật tánh. Phương pháp tốt nhất chính là nghe giảng, tụng kinh. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, suốt 49 năm giảng kinh dạy học, đó là cảnh giới Phật, ngày ngày nghe, ma đều trở thành Phật. Nếu như chúng ta một ngày không nghe kinh, một ngày sẽ khó giữ. Người nội công sâu dày có thể giữ được một hai ngày. Thời gian lâu dài cũng không giữ được. Tập khí vô minh nó liền khởi tác dụng.
Kinh nghiệm một đời của bản thân tôi chính là cái gì cũng có thể rời bỏ, không thể rời bỏ quyển kinh. Thời gian đọc kinh càng lâu, thời gian tiếp cận với Phật càng nhiều. Tiếp cận với Phật chính là xa rời ma quỷ ngoại đạo, ma vương ngoại đạo quí vị sẽ xa rời được. Nếu như không đọc kinh, ma phiền não chắc chắn sẽ đến. Đặc biệt trong xã hội hiện tại của chúng ta, hoàn cảnh nhiễu loạn chúng ta, toàn là tà tri tà kiến, toàn là trái với nhân tính đạo đức lương tâm, nó đều trái với những thứ này. Cho nên kinh không thể một ngày không giảng, không thể một ngày không đọc.
- Category
- Giảng Pháp
Comments