Phật Đà hướng dẫn chúng ta thập thiện, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không tham, không sân, không si. Là đức hạnh căn bản.
Tịnh nghiệp tam phước, các đồng học tu Tịnh Độ, đây là nguyên tắc chỉ đạo tu hành cao nhất. Điều này không thể không biết. Câu đầu tiên: hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Tức nói với quí vị, quí vị niệm Phật niệm có tốt hơn nữa, nếu như quí vị bất hiếu với cha mẹ, quí vị không thể vãng sanh, quí vị niệm Phật trở thành thiện căn của đời sau. Vì sao vậy? Thiện pháp thế xuất thế gian đều là từ nơi đây mà sanh ra, đây là gốc, gốc của gốc. Một là hiếu thân, một là tôn kính thầy giáo. Thân mạng của chúng ta có được từ cha mẹ, làm sao có thể bất hiếu? Huệ mạng, trí tuệ của chúng ta có được từ thầy giáo. Cho nên câu thứ hai ngài nói là phụng sự sư trưởng. Bất hiếu cha mẹ, trái thầy phản đạo, họ một ngày niệm mười vạn tiếng danh hiệu Phật, họ có thể vãng sanh không? Không thể. Nhưng 48 nguyện nói, thực sự là ngũ nghịch thập ác cũng có thể vãng sanh, làm sao mà không thể chứ? Chân thành sám hối thì có thể. Nếu như quí vị không sám hối thì không được. Sám hối đem nghiệp chướng sám trừ rồi, cổ nhân nói: lãng tử hồi đầu vàng không đổi. Họ thực sự quay đầu rồi. Cho nên sự sám hối này là vô cùng thù thắng, tội nghiệp như thế nào, chỉ cần sám hối liền rửa sạch hết, quí vị mới có thể vãng sanh. Quí vị nếu không thông sám hối, quí vị nhất định không thể vãng sanh. Vậy vì sao không chịu sám hối? Thể diện, họ cần thể diện, làm sai sự việc chết cũng không chịu thừa nhận, vậy là hết cách rồi. Họ niệm Phật tốt hơn nữa thì họ cũng không thể vãng sanh, nhất định phải phát lộ sám hối. Vừa phát lộ sám hối, họ chính là Bồ Tát, làm tấm gương tốt cho những người tạo nghiệp chướng. Quí vị xem họ quay đầu rồi. Chúng ta làm sai việc gì cũng phải nhanh chóng quay đầu. Đó là tấm gương tốt, là điển hình tốt, đó chính là Bồ Tát. Đạo lý này không thể không hiểu.
Phát lộ, mình làm sai việc gì hướng đến đại chúng mà tuyên bố, để cho mọi người đều biết, đại chúng theo đó mà xem xét, vậy là đúng. Nếu như không sám hối, tội nghiệp này là A tỳ địa ngục, tội ngũ nghịch. Nguyện này của Di Đà, đây là gì? Là nguyện tiếp dẫn mười phương thế giới, tất cả chúng sanh, vãng sanh Thế giới Cực Lạc để làm Phật. Không có nguyện này, ai biết được có Thế giới Cực Lạc? Ai biết được có Phật A Di Đà? Cho nên nguyện này không thể thiếu. Nguyện này làm cho mười phương thế giới, tất cả chư Phật Bồ Tát tuyên dương cho Ngài, giới thiệu cho Ngài, thay họ tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Nguyện này rất quan trọng vậy.
Tịnh nghiệp tam phước, các đồng học tu Tịnh Độ, đây là nguyên tắc chỉ đạo tu hành cao nhất. Điều này không thể không biết. Câu đầu tiên: hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Tức nói với quí vị, quí vị niệm Phật niệm có tốt hơn nữa, nếu như quí vị bất hiếu với cha mẹ, quí vị không thể vãng sanh, quí vị niệm Phật trở thành thiện căn của đời sau. Vì sao vậy? Thiện pháp thế xuất thế gian đều là từ nơi đây mà sanh ra, đây là gốc, gốc của gốc. Một là hiếu thân, một là tôn kính thầy giáo. Thân mạng của chúng ta có được từ cha mẹ, làm sao có thể bất hiếu? Huệ mạng, trí tuệ của chúng ta có được từ thầy giáo. Cho nên câu thứ hai ngài nói là phụng sự sư trưởng. Bất hiếu cha mẹ, trái thầy phản đạo, họ một ngày niệm mười vạn tiếng danh hiệu Phật, họ có thể vãng sanh không? Không thể. Nhưng 48 nguyện nói, thực sự là ngũ nghịch thập ác cũng có thể vãng sanh, làm sao mà không thể chứ? Chân thành sám hối thì có thể. Nếu như quí vị không sám hối thì không được. Sám hối đem nghiệp chướng sám trừ rồi, cổ nhân nói: lãng tử hồi đầu vàng không đổi. Họ thực sự quay đầu rồi. Cho nên sự sám hối này là vô cùng thù thắng, tội nghiệp như thế nào, chỉ cần sám hối liền rửa sạch hết, quí vị mới có thể vãng sanh. Quí vị nếu không thông sám hối, quí vị nhất định không thể vãng sanh. Vậy vì sao không chịu sám hối? Thể diện, họ cần thể diện, làm sai sự việc chết cũng không chịu thừa nhận, vậy là hết cách rồi. Họ niệm Phật tốt hơn nữa thì họ cũng không thể vãng sanh, nhất định phải phát lộ sám hối. Vừa phát lộ sám hối, họ chính là Bồ Tát, làm tấm gương tốt cho những người tạo nghiệp chướng. Quí vị xem họ quay đầu rồi. Chúng ta làm sai việc gì cũng phải nhanh chóng quay đầu. Đó là tấm gương tốt, là điển hình tốt, đó chính là Bồ Tát. Đạo lý này không thể không hiểu.
Phát lộ, mình làm sai việc gì hướng đến đại chúng mà tuyên bố, để cho mọi người đều biết, đại chúng theo đó mà xem xét, vậy là đúng. Nếu như không sám hối, tội nghiệp này là A tỳ địa ngục, tội ngũ nghịch. Nguyện này của Di Đà, đây là gì? Là nguyện tiếp dẫn mười phương thế giới, tất cả chúng sanh, vãng sanh Thế giới Cực Lạc để làm Phật. Không có nguyện này, ai biết được có Thế giới Cực Lạc? Ai biết được có Phật A Di Đà? Cho nên nguyện này không thể thiếu. Nguyện này làm cho mười phương thế giới, tất cả chư Phật Bồ Tát tuyên dương cho Ngài, giới thiệu cho Ngài, thay họ tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Nguyện này rất quan trọng vậy.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments