Chỉ có người giỏi Nhẫn nhục, giỏi chịu khổ. Mới có thể vượt qua lục đạo luân hồi..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 341 -342
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.


Các vị không chịu tu thì ở đây hưởng phước cũng được. Phước hưởng hết rồi, tương lai đi về đâu thì mỗi người tự chịu trách nhiệm. Tôi chỉ khuyến hóa mọi người vãng sanh thế giới Cực lạc. Tôi không khuyên quí vị đi vào ba ác đạo. Tôi cũng không khuyên quí vị đến pháp giới Tứ Thánh. Tôi chỉ khuyên mọi người theo một phương hướng, một mục tiêu là thế giới Tây phương Cực lạc. Cho nên hiện nay phải biết vấn đề của chúng ta để sợ. Sợ sanh tâm tham ái đối với pháp. Bệnh này còn nghiêm trọng hơn những thứ bệnh khác. Nghiêm trọng hơn tham trước danh văn lợi dưỡng thế gian. Đã đem Phật Pháp tu học của quí vị biến thành ma pháp.
Ở đây nói rõ quá, quí vị có tâm tham ái đối với Phật Pháp thì xong rồi, quí vị có tham ái đối với đạo tràng này thì càng tệ hơn, sẽ ở trong sáu đường, đời sau chắc chắn quí vị vào cõi súc sanh. Chính là súc sanh trong đạo tràng này. Đáng thương lắm! Nếu như còn mang những tâm tham ái, tâm oán hận, thì sẽ vào cõi địa ngục. Tôi không muốn làm tổn thương quí vị, tôi hi vọng quí vị nhờ nơi này mà thành tựu, nơi này là nơi cho tôi mượn để dùng vài năm, tôi thành tựu ở đây, càng sớm càng tốt. Vì thế quí vị cần phải thật sự hiểu được việc tu hành. Lý luận tu hành, phương pháp tu hành, cảnh giới tu hành, trong kinh giảng nhiều lắm, nếu quí vị có thể nghe kinh một ngày, ngồi hai tiếng đồng hồ để nghe, thật sự sẽ nghe hiểu, dùng cả đời không hết. Quí vị sẽ được thành tựu. Từ đó có thể biết rằng, nghiệp chướng nặng, ngày ngày nghe, nghe không hiểu. Phiền não tập khí không chuyển được.

Cho nên lỗi của chúng ta rất nhiều, nếu không cẩn thận đối trị thì làm sao được?
Lấy trì giới để đối trị phá giới, luôn luôn ghi nhớ Thích Ca Mâu Ni Phật trước khi nhập diệt để lại cho chúng ta hai câu : “dĩ giới vi sư, dĩ khổ vi sư”. Học Phật bất luận là tại gia hay xuất gia, thứ nhất phải trì giới, thứ hai phải giỏi chịu khổ. Không nên sợ khổ, sợ khổ quí vị sẽ vĩnh viễn không lìa được khổ, khổ lục đạo luân hồi, khổ trong ba đường ác, khổ địa ngục. Chỉ có người giỏi chịu khổ mới có thể vượt qua lục đạo luân hồi, siêu việt mười Pháp giới.
Thánh hiền xưa nay, Đại Thánh Đại Hiền họ có những câu kinh nghiệm: “Khổ tận cam lai, khổ trung hữu lạc thị chân lạc, lạc trung hữu khổ thị chân khổ”. Niềm vui đó là giả. Con người có thể chịu khổ thì yên tâm thoải mái. Tâm họ là định, tâm họ thanh tịnh. Tâm an, nên sinh trí huệ chứ không sanh phiễn não. Niềm vui đó là niềm vui chân thật.
Quí vị xem Nhan Hồi học trò của Khổng Tử “nhất đan thực, nhất biều ẩm” cuộc sống khổ đến mức độ đó, nhưng mỗi ngày ông ta đều cười ha ha, rất là vui vẻ, không thay đổi niềm vui đó. Ông ta vui điều gì? Vui vì đạo. Vui nên đối với nhân sanh vũ trụ thông suốt rõ ràng. Không có ác niệm, không có ác ngôn, không có ác hạnh. Quí vị nghĩ xem vui vẻ biết bao.
Hiện nay người ta cho rằng chịu khổ là việc đơn giản. Tự đắc kỳ lạc, đây mới là niềm vui chân thật. Quí vị chưa vào được cảnh giới này, thì không đạt được. Vào cảnh giới rồi quí vị liền nếm được niềm lạc thú này.
Nhược sân nhuế bạo nộ, thường sanh phẫn hận, đương dụng nhẫn nhục nhi đối trị chi.
Phiền não này thường khởi hiện hành, đối diện với người với sự việc chỉ hơi không vừa ý, liền tức giận, sinh tâm oán hận.
Trong kinh Phật thường nói: “nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”. Một niệm tâm sân nhuế đạt được cái gì? Được chướng ngại vô lượng vô biên. Tâm sân nhuế đọa địa ngục, tâm tham biến thành ngạ quỷ, ngu si là súc sanh. Không trì giới, không thể nhẫn. Đại phước báo quí vị tu bị mất hết, đến cõi a tu la, la sát thôi. Đó không phải là nơi tốt, cho nên phải nhẫn nhục để đối trị.
Người Trung Quốc hiểu sân hận dễ gây tai họa, ngạo mạn, sân hận, đố kị, thường liên kết với nhau. Những thứ này gây họa, trong lịch sử có thể nhìn thấy được, ghi chép rất nhiều.
Quí vị bình tĩnh quan sát hiện nay, ngày nay cũng rất là nhiều, ta thường thường nhìn thấy. Người chết nhà tan, thân bại danh liệt, đều là do nguyên nhân này - không thể nhẫn. Cho nên giáo dục của người xưa, từ lúc bé đã dạy nó nhẫn, dạy nó nhường, không được tranh. Bắt đầu học nhẫn nhường, sau đó nâng cao thêm. Từ nhẫn nhường đến khiêm nhường, khiêm tốn. Cảnh giới cao nhất là lễ nhường, nhường đến cùng, lợi ích vô biên, đó là đức tính. Đức tính đem đến cho qúi vị phước báo. Ngạo mạn, tật đố, sân hận đem đến cho quí vị tai họa. Đó là quả báo địa ngục, sân nhuế đọa địa ngục. Ngạo mạn, tật đố thuộc một phần của sân nhuế. Quí vị nghĩ xem, điều này đáng sợ biết bao. Công danh sự nghiệp của thế gian, tu đạo chứng quả của xuất thế gian đều nhờ “nhẫn”. Không thể nhẫn chắc chắn không thể thành tựu.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment