Chẳng có trí huệ, chẳng có văn hóa, đó là nghèo khổ thật sự. kẻ ấy vô tri, đó là nghèo khổ thật sự.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 109
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chẳng có trí huệ, chẳng có văn hóa, đó là nghèo khổ thật sự. kẻ ấy vô tri, đó là nghèo khổ thật sự.
Nghèo khổ về mặt vật chất chẳng kể là nghèo khổ thật sự, nghèo khổ thật sự là gì? Chẳng có trí huệ, chẳng có văn hóa, đó là nghèo khổ thật sự. Chưa từng tiếp nhận giáo huấn của thánh hiền, kẻ ấy vô tri, đó là nghèo khổ thật sự! Kẻ có cuộc sống vật chất khốn khổ, nếu tiếp nhận giáo dục của thánh hiền sẽ chẳng khổ, sẽ rất sung sướng. Nếu kẻ ấy học Phật, sẽ càng vui sướng hơn. Kẻ ấy có mong mỏi cuộc sống vật chất được cải thiện hay không? Chẳng mong mỏi, vì sao? Ta sống rất vui sướng, cần gì phải tìm phiền phức! Người thật sự học Phật, nhất định nghe theo giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật, lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy. Người ấy sẽ hết sức tuân thủ giáo huấn của đức Phật, thực hiện Đệ Tử Quy, thực hiện Cảm Ứng Thiên, thực hiện Thập Thiện Đạo, thảy đều làm được. Dẫu phải làm kẻ ăn mày, người ấy vẫn rất sung sướng, chẳng mong mỏi cải thiện cuộc sống. Thật đấy, chẳng giả đâu! Vì sao? Người ấy chẳng có dục vọng. Càng học Phật càng thâm nhập, dục vọng bèn giảm xuống, giảm đến mức chẳng còn dục vọng, có thể giống như Thích Ca Mâu Ni Phật, giữa trưa ăn một bữa, nghỉ dưới cội cây, đó là cuộc sống của kẻ ăn mày!

Năm xưa, khi tôi mới xuất gia, thọ giới, Giới hòa thượng (vị hòa thượng truyền giới) của chúng tôi là lão pháp sư Đạo Nguyên. Khi thọ giới, Ngài có kể một câu chuyện, chuyện thật, chẳng giả. Ở quê Ngài, hình như Ngài là người vùng Dương Châu, trong thời ấy, lúc Ngài còn bé, có một người ăn mày, quanh năm xin ăn bên ngoài. Buổi tối ở trong một ngôi miếu hoang, hoặc bất cứ chỗ nào có thể đánh một giấc là được rồi. Ban ngày đi khắp nơi du sơn ngoạn thủy, tới chỗ nào xin được một bát cơm lót dạ, người ấy rất vui sướng. Con cái của người ấy làm ăn phát đạt, nên rất nhiều người chửi bới họ: “Cái đồ bất hiếu! Coi bọn ngươi giàu có như vậy, khá giả như thế, sao lại để cho cha phải đi ăn mày?” Đứa con ấy cũng rất mất thể diện, sai rất nhiều người đi khắp nơi kiếm cha về, xếp đặt chu đáo để cha ở yên trong nhà hòng phụng dưỡng. Cha anh ta chẳng quen với cuộc sống ấy, ước chừng ở trong nhà hơn một tháng, thấy người nhà canh chừng lơi lỏng một chút liền trốn mất, lại đi xin ăn. Người khác hỏi ông ta vì sao? Vui sướng! Đó chẳng phải là người tầm thường. Quả thật, xin ăn thật là tốt, tấm thân thứ gì cũng chẳng có, cũng không sợ cường đạo cướp bóc, cũng chẳng sợ kẻ cắp vặt trộm cắp, ông ta thứ gì cũng chẳng có. Mỗi ngày du sơn ngoạn thủy, quý vị thấy [đối với ông ta] có cái ăn, có chỗ nghỉ ngơi [là được rồi], thật tự tại! Lão hòa thượng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này. Cuộc sống thật sự hạnh phúc mỹ mãn là cuộc sống sung sướng, không nhất định phải có tiền, cũng không nhất định phải có địa vị. Lão pháp sư nói người ăn mày ấy thật sự hiểu nhân sinh, thật sự hiểu hạnh phúc mỹ mãn. Ông ta có cơ hội, con cái phát tài lớn, ông ta có thể hưởng một chút phước, nhưng không cần. Ông ta nói đó chẳng phải là phước, mà là khổ, chẳng phải là niềm sung sướng. Thân thể vẫn còn khỏe mạnh, quý vị thấy ông ta mỗi ngày du sơn ngoạn thủy thật vui sướng, tìm mấy người ăn mày làm bạn, lẽ nào chẳng vui sướng?

Vì thế, truyền đạo quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Giúp cho người ta một chút vật chất, tặng cho họ một chút, nhưng truyền đạo cho người ấy quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Phật pháp thật sự lợi ích chúng sanh, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, đó là đúng. Nhất định phải chỉ dạy họ diệt trừ cội rễ bần cùng, dẫu bần cùng, trắng tay đến mấy, vẫn phải biết bố thí. Thật sự chẳng có tiền để bố thí, thì hãy làm công quả trong các đạo tràng như của chúng ta, đó là tài bố thí, được gọi là Nội Tài Bố Thí.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment