Câu Phật hiệu này niệm như thế nào Tịnh niệm tương tục Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 297

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
88 Views
Đúng là hưởng thụ cao nhất của đời người, không có thầy làm sao biết được! Ân đức của thầy hơn cả cha mẹ. Cha mẹ cho chúng tôi nhục thân, thầy cho chúng tôi pháp thân, điều này có thể gặp không thể cầu, “trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được”.
Bí quyết tu hành, ở đây đã nói với chúng ta, chính là dừng tâm một chổ, đây là bí quyết. Ta phải nghe hiểu, buông bỏ vạn duyên.
Quý vị xem đường chủ niệm Phật đường, từ sáng đến tối, một câu khẩu đầu thiền không ngừng nghĩ: “Buông bỏ vạn duyên, nhất tâm xưng niệm”, đây là một câu của đường chủ. Buông bỏ vạn duyên là chỉ, khởi chánh niệm là quán, quán chính là niệm Phật. Câu Phật hiệu này niệm như thế nào? Tịnh niệm tương tục. Tịnh là thanh tịnh, phải dùng tâm thanh tịnh, không hoài nghi, không xen tạp gọi là tâm thanh tịnh. Tương tục là không gián đoạn, niệm liên tục từ câu này sang câu kia. Nhanh chậm, cao thấp, trì hoãn hay gấp gáp đều không quan trọng. Bản thân ta thích niệm như thế nào, niệm thoải mái thì cứ niệm như thế. Nếu bản thân niệm nhanh, niệm một cách tự tại, lại không biết mệt, hoan hỷ vô cùng, đó chính là phương pháp hay. Những điều này không cần học người khác, mỗi người căn tánh khác nhau, nguyên tắc phải học Bồ Tát, Bồ Tát dạy chúng ta: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ tất cả, những gì không cần xem thì đừng xem, không cần nghe thì đừng nghe, không cần nói thì đừng nói, đây gọi là đô nhiếp lục căn. Buông bỏ tất cả, tịnh niệm liền sản sanh, như vậy mới có hiệu quả. Tâm thanh tịnh niệm Phật, không hoài nghi, không xen tạp. Niệm từ câu này sang câu khác, một câu Phật hiệu một câu tâm, một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, như vậy sao không hoan hỷ được! Thời gian lâu ngày, nếu phương pháp niệm này, ba bốn năm đạt được niệm Phật tam muội. Đạt được niệm Phật tam muội không phải rất thâm sâu, không phải nhất tâm bất loạn, chưa đến nhất tâm bất loạn. Rất cạn, không phải rất sâu, nhất tâm bất loạn rất cạn, vãng sanh thế giới Cực Lạc được tự tại. Muốn khi nào vãng sanh, thì khi đó có thể vãng sanh, quý vị xem tự tại biết bao.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment