Cầu pháp từ bên ngoài tâm, đó gọi là ngoại đạo, ý nghĩa chính là như vậy.Quyết định ở chỗ giác và mê

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
35 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 485
Chủ giảng: Pháp Sư
Tịnh Không.

Viên giáo là bao gồm tất cả giáo pháp mà Đức Thế tôn nói suốt một đời. Chúng ta lại hỏi có bao gồm các tôn giáo khác chăng? Có bao gồm bất đồng chủng tộc, bất đồng quốc gia, bất đồng văn hóa ở thế gian này trong đó chăng? Đều bao hàm tất cả, không có pháp nào không bao gồm trong đó. Đây gọi là viên mãn. Không bao dung được, đó là thiên lệch, phải lãnh hội tường tận ý này.
Bởi vậy trong pháp nhất thừa, trong kinh điển thường nói: “không có pháp nào không phải là Phật pháp”. Không có một pháp này là không có giới hạn, đều là Phật pháp, như vậy nghĩa là sao? Phật là giác, không giác chính là mê. Đối với tất cả pháp quý vị đều đã giác ngộ, đó không phải là Phật pháp sao? Mê, mê tức không phải là Phật pháp. Mê mờ đối với kinh điển đại thừa, đây cũng không phải Phật pháp.
Nếu đối với tà môn ngoại đạo mà giác ngộ, giác ngộ chính là Phật pháp, giác ngộ điều gì? Giác ngộ nên biết họ là tà. Giác ngộ pháp của thánh hiền, nên biết nó là chánh, biết sẽ không chướng ngại. Tà không chướng ngại chúng ta, không hại đến chúng ta. Quyết định ở chỗ giác và mê. Giác trước tất cả pháp tức là Phật pháp, Phật pháp là giác pháp, giác mà không mê. Mê chính là tà pháp, nếu đối với kinh giáo đại thừa là mê mà không giác, như vậy chẳng phải đã xem nó như tà pháp rồi sao? Đạo lý chính là như vậy.
Ngoại đạo, thế nào gọi là ngoại đạo? “Ư Phật giáo chi ngoại lập đạo giả, hành ư chí lý chi ngoại giả, giai danh ngoại đạo”. Ngoại đạo, ở đây có hai nghĩa sâu cạn khác nhau. Nghĩa thứ nhất cạn hơn: Lập ra một đạo khác Phật giáo, kiến lập nên đạo giáo này, vì sao? Vì giáo pháp của Phật phát ra từ bên trong, họ không phải từ bên ngoài đến. Trong kinh điển đại thừa Đức Phật thường nói: “Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm”, cầu từ trong nội tâm, đây là Phật đạo. Cầu pháp từ bên ngoài tâm, đó gọi là ngoại đạo, ý nghĩa chính là như vậy, đây là điều chúng ta không thể không biết. Bởi thế kinh Phật được gọi là nội điển, nó là từ trong tâm tánh hiển lộ ra, khác với học vấn ghi nhớ. Chúng ta đọc nhiều, xem nhiều, nghe nhiều, đều từ bên ngoài vào, không phải từ bên trong. Bên trong là gì? Bên trong là ngộ.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment