Thập ác nói một cách rõ ràng là: Sát sanh, tà dâm, trộm cắp, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham lam, sân nhuế, ngu si, đây là thập ác. Trong này chúng ta đã phạm mấy điều? Phạm một điều đều là tội địa ngục, nếu như phạm hết cả ngũ nghịch thập ác, đó là người cực ác. Kẻ cực ác có cứu được chăng? Cứu được. Chư Phật Bồ Tát từ bi, không trách cứ ai, các ngài có thể tha thứ cho quý vị, vì sao vậy? Vì quý vị không biết, từ nhỏ không có ai dạy. Ở trước ở phần kinh văn chúng ta đã học: Người đi trước vô tri, không biết đạo đức, không có người dạy. Nghĩa là không dạy cho chúng ta, ngày nay chúng ta tạo tội cực ác cũng không trách được, Phật Bồ Tát từ bi cùng tột. Chỉ cần ta niệm Phật, tội nghiệp liền được tiêu diệt, phải dùng chân tâm, không được dùng vọng tâm. Chân tâm niệm một câu Phật hiệu, tiêu tội nặng sanh tử trong 80 ức kiếp. Trong kinh điển đại thừa thường nói, không chỉ nói một lần, chúng ta phải thâm tín không nghi hoặc. Bộ kinh này, pháp môn này, câu danh hiệu này, “đáng được tôn xưng là vua trong các thiện pháp”. Kinh này là vua trong tất cả các kinh, phương pháp tín nguyện trì danh là vua của các hành pháp, câu danh hiệu này là vua trong các vua.“Nên gọi trì danh, hành trì vượt qua ngài Phổ Hiền, tín nguyện trì danh, nhất định đến được bờ kia”, quý vị nói công đức này lớn biết bao! Vấn đề của chúng ta ngày nay là niềm tin chưa đủ, có tin chăng? Tin, không viên mãn, không đủ. Nguyện, có bằng lòng vãng sanh Cực Lạc chăng? Bằng lòng, nhưng không nỡ xa rời thế giới này, mức độ tham luyến đối với thế giới này còn khá nặng, nên nguyện không thiết. Trì danh, ngày ngày niệm Phật không tệ, nhưng vọng tưởng tạp niệm luôn xen vào. Phật hiệu này không được thanh tịnh, quá cách xa tiêu chuẩn của Bồ Tát Đại Thế Chí. Bồ Tát Đại Thế Chí yêu cầu chúng ta: “Đô nhiếp lục căn”, đô nhiếp lục căn nghĩa là sao? Nói cách khác quý vị biết cách buông bỏ vạn duyên, đô nhiếp lục căn nghĩa là buông bỏ vạn duyên. Mắt buông bỏ tất cả sắc tướng, tai buông bỏ tất cả âm thanh, tức không phan duyên với những thứ này. Thấy sắc không để trong lòng, nghe âm thanh cũng không để trong lòng. Sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần đều không để trong lòng, trong lòng không có, đây gọi là đô nhiếp lục căn. Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài Phật A Di Đà ra quả thật không có gì cả. Về sự chúng ta không thiếu gì cả, nhưng trong tâm hoàn toàn không có. Về sự, chúng ta không rời thế giới này, sự tướng không thể buông bỏ, nhưng không để sự tướng trong lòng, quả là cao siêu!
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments