Nếu bạn hỏi tôi có muốn hay không? Thú thật tôi không muốn, vì tôi hy vọng sớm ngày vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc.
Hiện tại, mỗi ngày tôi lạy Phật. Khi lễ Phật A Di Đà Phật, tôi đều cầu sanh Tịnh độ, niệm niệm đều là mong vãng sanh Tịnh độ. Tôi không muốn ở lại cái cõi này thêm nữa, nhưng tôi hy vọng tôi đem tất cả những gì mình biết, chia sẻ với mọi người. Mong mọi người nỗ lực hướng đến mục tiêu ấy, dũng mãnh tiến về nó để đem lại nền an định hòa bình bền vững cho thế giới này. Tôi không hy vọng, đương nhiên cũng sẽ không có thất vọng. Người có hy vọng ắt có thất vọng, người không có hy vọng tất nhiên không có thất vọng. Ở trong Phật giáo, trong Tịnh tông, lão Hòa thượng Hải Hiền là tấm gương tốt nhất của chúng ta. Ngài có thể niệm Phật tự tại vãng sanh thành Phật, không cần người trợ niệm.
Ngài biết trước ngày giờ, biết rằng Ngài sẽ đi vào ngày nào. Ngài cùng với A Di Đà Phật đã ước định đâu vào đấy cả rồi, đến điểm hẹn Phật liền xuất hiện, tiếp dẫn Ngài vãng sanh. Ngài nói với chúng ta mấy lời đó, là những lời vô cùng quan trọng. Vãng sanh cần phải có lòng tin, không cần đến trợ niệm. “Trợ niệm không chắc ăn, trợ niệm không bảo đảm”, lời này nói thật đúng lắm. Cái này chính là chắc chắn vãng sanh. Đi rồi, chẳng có chút bệnh khổ nào. Cái ngày ra đi hôm đó, từ sớm đến tối vẫn còn làm việc trong vườn rau, làm hết một ngày. Nào là san đất, nhổ cỏ, tưới rau, mãi cho đến trời tối. Mọi người bèn nói: “Lão Hòa thượng! Sư cũng đã làm việc cả ngày rồi, có thể nghỉ tay được rồi, đừng làm nữa”. Ngài trả lời thế nào? Ngài bảo: “Tôi sắp làm xong rồi, làm xong rồi tôi sẽ không làm nữa”. Đến đây là nghỉ rồi, đến tối niệm Phật vãng sanh. Có thể nói, Ngài vì chúng ta biểu pháp. Sống một ngày là phải làm một ngày, sống một giờ thì làm một giờ. Nói buông là đi liền, đắc đại tự tại. Mẹ của Ngài cũng đi giống như vậy, ngoài ra Ngài còn có một sư đệ là Hòa thượng hải khánh, cũng đi như vậy.
Hiện tại, mỗi ngày tôi lạy Phật. Khi lễ Phật A Di Đà Phật, tôi đều cầu sanh Tịnh độ, niệm niệm đều là mong vãng sanh Tịnh độ. Tôi không muốn ở lại cái cõi này thêm nữa, nhưng tôi hy vọng tôi đem tất cả những gì mình biết, chia sẻ với mọi người. Mong mọi người nỗ lực hướng đến mục tiêu ấy, dũng mãnh tiến về nó để đem lại nền an định hòa bình bền vững cho thế giới này. Tôi không hy vọng, đương nhiên cũng sẽ không có thất vọng. Người có hy vọng ắt có thất vọng, người không có hy vọng tất nhiên không có thất vọng. Ở trong Phật giáo, trong Tịnh tông, lão Hòa thượng Hải Hiền là tấm gương tốt nhất của chúng ta. Ngài có thể niệm Phật tự tại vãng sanh thành Phật, không cần người trợ niệm.
Ngài biết trước ngày giờ, biết rằng Ngài sẽ đi vào ngày nào. Ngài cùng với A Di Đà Phật đã ước định đâu vào đấy cả rồi, đến điểm hẹn Phật liền xuất hiện, tiếp dẫn Ngài vãng sanh. Ngài nói với chúng ta mấy lời đó, là những lời vô cùng quan trọng. Vãng sanh cần phải có lòng tin, không cần đến trợ niệm. “Trợ niệm không chắc ăn, trợ niệm không bảo đảm”, lời này nói thật đúng lắm. Cái này chính là chắc chắn vãng sanh. Đi rồi, chẳng có chút bệnh khổ nào. Cái ngày ra đi hôm đó, từ sớm đến tối vẫn còn làm việc trong vườn rau, làm hết một ngày. Nào là san đất, nhổ cỏ, tưới rau, mãi cho đến trời tối. Mọi người bèn nói: “Lão Hòa thượng! Sư cũng đã làm việc cả ngày rồi, có thể nghỉ tay được rồi, đừng làm nữa”. Ngài trả lời thế nào? Ngài bảo: “Tôi sắp làm xong rồi, làm xong rồi tôi sẽ không làm nữa”. Đến đây là nghỉ rồi, đến tối niệm Phật vãng sanh. Có thể nói, Ngài vì chúng ta biểu pháp. Sống một ngày là phải làm một ngày, sống một giờ thì làm một giờ. Nói buông là đi liền, đắc đại tự tại. Mẹ của Ngài cũng đi giống như vậy, ngoài ra Ngài còn có một sư đệ là Hòa thượng hải khánh, cũng đi như vậy.
- Category
- Giảng Pháp
Comments