Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 281 . Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Tự yêu mình sau mới có thể yêu người. Tự giác sau đó mới có thể giác tha. Những lời này đều là tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc. Con người nhất định phải tự giác, họ mới yêu cha mẹ, yêu tổ tiên, yêu bản tộc, chính là trưởng bối trong gia tộc. Kính ái luôn trong tâm. Đây chính là Thánh hiền, đây chính là Phật Bồ Tát. Chúng ta không thể không biết, không thể không chăm chỉ học tập. Yêu người chính là yêu bản thân mình, yêu bản thân mình chính là tận hiếu đạo. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”, hai câu nói này là pháp thế xuất thế gian, trong tất cả những thiện căn phước đức nhân duyên nó là nhân tố chủ yếu nhất. Hai câu này nếu như không có, bất hiếu cha mẹ, bất kính tôn trưởng, thì những việc khác đều là giả hết. Bồ Tát tu đức, tích đức, người mê hoặc bại đức, mất đức, từ bất hiếu cha mẹ, bất kính sư trưởng, đức của họ đều trôi hết sạch sẽ, không còn nữa. Quá khứ hiện tại đã tu được toàn bộ đều không giữ được. Làm sao biết được họ không giữ được? Quí vị tỉ mỉ quan sát họ, tham, sân, si, mạn, nghi năm thứ căn bản phiền não này họ đều đầy đủ hết, người bất hiếu cha mẹ họ đều đủ hết, người bất kính thầy giáo họ đều đủ hết. Cho nên trong pháp thế gian xuất thế gian họ đều sẽ không có thành tựu, hiện tại nếu có một chút thành tựu, đó chính là phước đức trong đời quá khứ tích được. Nghiệp tập trong đời này mà họ tạo tác còn chưa bắt đầu báo, mà phước đức tiền thân đang bảo hộ, tức là che chở, bảo hộ cho họ, còn chưa bị suy bại. Nhưng phước báu này hưởng hết rồi, nghiệp bất thiện của họ liền khởi hiện hành, ác báo khởi hiện hành, họ không biết tu thiện. Cho dù có tu thiện nhưng vì bất hiếu bất kính họ không có gốc, bất luận tu như thế nào thiện cũng không thể tăng trưởng, vì không có gốc. Hiện tiền tu tích các loại thiện, vì không có gốc nên thiện này là giả thiện, là ngụy thiện. Nói khó nghe một chút là dối mình dối người, là giả, họ không phải thật, cho nên họ không đạt được thiện báo. Thiện ác không do nơi sự việc mà do nơi lòng người, bởi vì tâm là nhân, sự là duyên, không có chân tâm thì không có chân nhân, duyên có đầy đủ hơn nữa cũng không thể kết quả. Phật Bồ Tát từ bi ở trong kinh giáo nói rất rõ ràng, rất thấu đáo. Chúng ta tỉ mỉ để lãnh hội, tỉ mỉ cũng phải dùng tâm chân thành. Không có chân thành, không có cung kính, thì sự tỉ mỉ đó cũng không được, tâm có tỉ mỉ hơn nữa cũng không lãnh hội được. Vì sao vậy? Chân thành có cảm, có cảm có ứng, không có chân thành thì hình thức có làm tốt đến đau cũng không có cảm, cho nên cũng không có ứng.
Mâu Ni nghĩa là tịch tĩnh, thân khẩu ý tịch tĩnh, ba nghiệp đều tịch tĩnh, nên gọi là Mâu Ni. Thân tịch tĩnh, việc không nên tạo tác thì nhất định không tạo tác, thân tịch tĩnh rồi. Thứ gì không nên tạo tác? Vì tự tư tự lợi thì không nên tạo tác, vì danh văn lợi dưỡng là việc không nên tạo tác. Thực sự triệt để buông bỏ danh văn lợi dưỡng. Khởi tâm động niệm vì chánh pháp cửu trú, vì đem lại cho tất cả chúng sanh khổ nạn lợi ích chân thật, đây là việc nên làm. Việc nên làm mà quí vị không có phước báo, Phật Bồ Tát ủng hộ quí vị. Không có tâm chân thành những việc quí vị làm đều là giả, cũng có người ủng hộ quí vị, nhưng không phải là Phật Bồ Tát, mà là yêu ma quỷ quái. Họ đến thành tựu quí vị, họ đến giúp đỡ quí vị, cuối cùng quí vị thân bại danh liệt. Thiện có thiện quả, ác có ác báo, đây là đạo lý của nghiệp nhân quả báo. Chân tướng sự thật đều ngay trước mắt chúng ta. Quí vị tỉ mỉ để quan sát rõ ràng minh bạch, không phải không báo, mà thời khắc chưa đến, thời khắc vừa đến tất cả đều báo.
Tập 281 . Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Tự yêu mình sau mới có thể yêu người. Tự giác sau đó mới có thể giác tha. Những lời này đều là tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc. Con người nhất định phải tự giác, họ mới yêu cha mẹ, yêu tổ tiên, yêu bản tộc, chính là trưởng bối trong gia tộc. Kính ái luôn trong tâm. Đây chính là Thánh hiền, đây chính là Phật Bồ Tát. Chúng ta không thể không biết, không thể không chăm chỉ học tập. Yêu người chính là yêu bản thân mình, yêu bản thân mình chính là tận hiếu đạo. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”, hai câu nói này là pháp thế xuất thế gian, trong tất cả những thiện căn phước đức nhân duyên nó là nhân tố chủ yếu nhất. Hai câu này nếu như không có, bất hiếu cha mẹ, bất kính tôn trưởng, thì những việc khác đều là giả hết. Bồ Tát tu đức, tích đức, người mê hoặc bại đức, mất đức, từ bất hiếu cha mẹ, bất kính sư trưởng, đức của họ đều trôi hết sạch sẽ, không còn nữa. Quá khứ hiện tại đã tu được toàn bộ đều không giữ được. Làm sao biết được họ không giữ được? Quí vị tỉ mỉ quan sát họ, tham, sân, si, mạn, nghi năm thứ căn bản phiền não này họ đều đầy đủ hết, người bất hiếu cha mẹ họ đều đủ hết, người bất kính thầy giáo họ đều đủ hết. Cho nên trong pháp thế gian xuất thế gian họ đều sẽ không có thành tựu, hiện tại nếu có một chút thành tựu, đó chính là phước đức trong đời quá khứ tích được. Nghiệp tập trong đời này mà họ tạo tác còn chưa bắt đầu báo, mà phước đức tiền thân đang bảo hộ, tức là che chở, bảo hộ cho họ, còn chưa bị suy bại. Nhưng phước báu này hưởng hết rồi, nghiệp bất thiện của họ liền khởi hiện hành, ác báo khởi hiện hành, họ không biết tu thiện. Cho dù có tu thiện nhưng vì bất hiếu bất kính họ không có gốc, bất luận tu như thế nào thiện cũng không thể tăng trưởng, vì không có gốc. Hiện tiền tu tích các loại thiện, vì không có gốc nên thiện này là giả thiện, là ngụy thiện. Nói khó nghe một chút là dối mình dối người, là giả, họ không phải thật, cho nên họ không đạt được thiện báo. Thiện ác không do nơi sự việc mà do nơi lòng người, bởi vì tâm là nhân, sự là duyên, không có chân tâm thì không có chân nhân, duyên có đầy đủ hơn nữa cũng không thể kết quả. Phật Bồ Tát từ bi ở trong kinh giáo nói rất rõ ràng, rất thấu đáo. Chúng ta tỉ mỉ để lãnh hội, tỉ mỉ cũng phải dùng tâm chân thành. Không có chân thành, không có cung kính, thì sự tỉ mỉ đó cũng không được, tâm có tỉ mỉ hơn nữa cũng không lãnh hội được. Vì sao vậy? Chân thành có cảm, có cảm có ứng, không có chân thành thì hình thức có làm tốt đến đau cũng không có cảm, cho nên cũng không có ứng.
Mâu Ni nghĩa là tịch tĩnh, thân khẩu ý tịch tĩnh, ba nghiệp đều tịch tĩnh, nên gọi là Mâu Ni. Thân tịch tĩnh, việc không nên tạo tác thì nhất định không tạo tác, thân tịch tĩnh rồi. Thứ gì không nên tạo tác? Vì tự tư tự lợi thì không nên tạo tác, vì danh văn lợi dưỡng là việc không nên tạo tác. Thực sự triệt để buông bỏ danh văn lợi dưỡng. Khởi tâm động niệm vì chánh pháp cửu trú, vì đem lại cho tất cả chúng sanh khổ nạn lợi ích chân thật, đây là việc nên làm. Việc nên làm mà quí vị không có phước báo, Phật Bồ Tát ủng hộ quí vị. Không có tâm chân thành những việc quí vị làm đều là giả, cũng có người ủng hộ quí vị, nhưng không phải là Phật Bồ Tát, mà là yêu ma quỷ quái. Họ đến thành tựu quí vị, họ đến giúp đỡ quí vị, cuối cùng quí vị thân bại danh liệt. Thiện có thiện quả, ác có ác báo, đây là đạo lý của nghiệp nhân quả báo. Chân tướng sự thật đều ngay trước mắt chúng ta. Quí vị tỉ mỉ để quan sát rõ ràng minh bạch, không phải không báo, mà thời khắc chưa đến, thời khắc vừa đến tất cả đều báo.
- Category
- Giảng Pháp
Comments