190- Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - 2017 (Lần 4)- Phẩm 6 Hòa Thượng Tịnh Không . giảng

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
33 Views
https://quenhacuclac.com/khoachu2014

Một chân ngôn hiệu Phật
Thì thành tựu các nguyện
Thỏa mãn các mong cầu
Chỉ sợ người không tin
Hoặc tin mà không sâu
Lại ngại không thực hành
Hoặc hành không bền lâu
Không chí tâm khẩn cầu
Chí tâm là không vọng
Trì niệm quên thân tâm
Lặng lẽ dứt phân biệt
Không trong ngoài người cảnh
Khi đi đứng thức ngủ
Chẳng bỏ câu trì niệm
Lúc thư gấp an nguy
Cũng vững vàng trì niệm
Cho đến khi sắp chết
Vẫn như thế trì niệm
Không hành theo trên đây
Phật cũng khó cứu vớt
Huống nữa là phàm tăng
Giúp ích được gì đâu
Nhớ lời Cổ Đức dặn
“Ta có một bí quyết
Khẩn thiết khuyên bảo nhau
Là hết lòng thành kính
Nhiệm mầu, cực nhiệm mầu”
Hãy ghi nhớ điều nầy.


Cho nên sám hối quan trọng, dùng pháp sám hối nào ? Hiện nay có người đề xướng dùng pháp Chiêm Sát để sám trừ nghiệp chướng, có tốt không ? Tốt. Quý vị hỏi tôi có học không? Trước đây tôi đã học pháp này, thời gian không dài, không quá nửa năm thì tôi không học nữa. Vì sao vậy ? Câu Phật hiệu này tốt hơn pháp sám đó rất nhiều, sự sám hối đó là nhỏ nhặt, niệm Phật sám hối là sám hối triệt để, nhổ bỏ hết tội căn rồi, phải biết điều này.

Một câu danh hiệu A Di Đà Phật này là vạn đức hồng danh, quý vị niệm danh hiệu, danh hiệu đâu có tội nghiệp? Danh hiệu không có tội nghiệp, hằng ngày niệm danh hiệu, để A Di Đà Phật trong tâm, thì tất cả tội nghiệp đều được diệt sạch. Phải hiểu rõ đạo lý này, nếu không thì uổng công học Kinh Vô Lượng Thọ, vậy thì quá đáng tiếc! Cho nên nhất định phải tin.
Quý vị xem, lão Hòa thượng Hải Hiền hiện thân thuyết pháp cho chúng ta, ngài có trì giới không ? Có. Trì giới như thế nào? A Di Đà Phật. A Di Đà Phật chính là giới luật viên mãn, tam-muội viên mãn, bát-nhã viên mãn, quý vị còn niệm gì nữa ? Niệm vị Phật này, vị Phật kia, niệm Bồ-tát này, Bồ-tát kia, danh hiệu của chư Phật Bồ-tát đều nằm trong một câu danh hiệu A Di Đà Phật, không sót một vị nào, niệm A Di Đà Phật thì niệm hết thảy rồi. Do đó, công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn, quý vị phải tin.

Quý vị không tin, cũng không trách quý vị, vì sao vậy? Pháp khó tin. Khó tin mà quý vị tin rồi, còn gì tuyệt vời hơn! Vì sao quý vị tin được? Vì quý vị có đại phước đức, đại thiện căn, đại nhân duyên. Trong Kinh Di Đà nói rất rõ ràng: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (Chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi nước ấy), có thể tin, không nghi ngờ, là đại thiện căn, đại trí huệ.

Trong ngàn vạn người khó có được một người như thế, cho nên quý vị không tin, điều này có thể lý giải được. Thiện căn, phước đức này là do vô lượng kiếp tu thành, không phải một đời hai đời, mà do vô lượng kiếp tu thành. Chúng ta thật sự thông hiểu kinh này, làm sáng tỏ rồi, mục đích chủ yếu của kinh này là gì? Chính là giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, phát khởi một niệm tha thiết cầu sanh Tịnh-độ, công đức này vô cùng thù thắng, cảm ứng trực tiếp với A Di Đà Phật.


Ý nghĩa sám hối thật sự.

Khi tôi còn trẻ, Chương Gia Đại sư dạy cho tôi, muốn thật tu pháp sám hối; bởi vì lúc đó tôi vẫn chưa xuất gia, vẫn còn phải làm việc. Đại sư nói với tôi: Phật pháp chú trọng ở thực chất, chứ không trọng hình thức. Hình thức chính là nghi thức. Thuở đó đâu có ai dạy tôi, mà dẫu có người dạy, tôi cũng rất khó tiếp nhận. Đại sư rất hiểu con người tôi, Ngài dùng thiện xảo phương tiện để dẫn dắt tôi. Bảo tôi chú trọng ở thực chất, thực chất là gì? Nghĩa là về sau không còn tái phạm nữa, đó gọi là thật sám hối. Sám hối trước mặt Phật, Bồ Tát rồi, sám hối xong xuôi lại tạo tiếp, vẫn cứ làm y như cũ, đó là giả chứ nào phải thật. Vì vậy, nghiệp chướng của chúng ta sám mãi không hết. Nguyên nhân chính ngay chỗ này.
Rất có khả năng sám hối cũng chính là tạo nghiệp không chừng. Vì sao vậy? Vì không có tâm chân thành, không có tâm cung kính; coi việc sám hối như trò trẻ con. Phát nguyện trước mặt Phật, Bồ Tát cho đã, nhưng chẳng nguyện nào chịu thực hiện, đều là giả dối. Mấy lời giả dối ấy biến thành lời lường gạt Phật, Bồ Tát. Các vị nghĩ xem, gạt Phật, Bồ Tát, đó còn không phải tội lỗi sao ? Thậm chí lúc làm công khóa sớm tối cũng vậy, không có thật tâm đi làm. Miễn cưỡng lấy lệ cho xong chuyện, chỉ vì quy tắc đạo tràng phải làm công khóa sớm tối, nên không thể không tham gia. Làm công khóa sớm tối chỉ là hữu khẩu vô tâm hời hợt trên cửa miệng, vừa đọc kinh vừa khởi vọng tưởng. Hơn nữa, vọng tưởng hầu như đều là mặt xấu. Chưa buông bỏ được tự tư tự lợi, chưa buông bỏ danh văn lợi dưỡng. Với ngũ dục thất tình, làm công khóa sớm tối kiểu đó, mà muốn cầu Phật, Bồ Tát bảo hộ cho bạn thăng quan phát tài ư? Làm gì có chuyện đó được! Vì thế, sám hối kiểu đó chỉ tạo nghiệp mà thôi, vả lại tội nghiệp còn rất nặng.
Thế phải sám làm sao? Sám hối chú trọng ở chân tâm. Sửa đổi làm mới mình, bản thân có lỗi thì phát lồ sám hối. Có thể nói ra lỗi của mình trước mặt mọi người: Tôi biết sai rồi, tôi xin nhận lỗi, từ nay về sau không dám tái phạm nữa.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment