Nghe Sư Phụ Thuyết
Số 1: Làm người cần học khiêm nhường, học biết tôn trọng
Làm người cần học khiêm nhường, học phải biết tôn trọng người khác, thì quý vị nhất định sẽ thành công. 敬人者,人恆敬之“Kính nhân giả, nhân hằng kính chi”( Kính người thì thường được người khác kính lại), chỉ sợ rằng chúng ta tự cao tự đại, một khi tự cho rằng mình rất tài ba, thì xong rồi! Thì tiền đồ của người đó không còn nữa. Tài năng dù có lớn đi nữa cũng phải học khiêm nhường. Tại sao vậy? Bởi chúng sanh và Phật là cùng một thể, là bình đẳng, không có lớn nhỏ. Không có lớn nhỏ, mà quý vị lại làm thành lớn nhỏ, thì quý vị sai rồi. Bình đẳng, bình đẳng chính là dạy quý vị khiêm nhường, chính là dạy quý vị tôn trọng người khác, đó chính là chân bình đẳng. Bình đẳng biểu hiện ra bên ngoài là không tự cao tự đại. Mỗi một đức Phật, mỗi vị Bồ-tát đều là khiêm nhường.
Khiêm nhường mà tôi thường giảng, thì ngài Phương Đông Mỹ đã nói: “Học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người”. Có đạt được hưởng thụ cao nhất hay chưa? Tôi đạt được rồi, cho nên tôi tin tưởng. Hưởng thụ cao nhất là gì? Là chính mình khiêm nhường và tôn kính người khác, là hưởng thụ cao nhất. Đem người khác nâng lên cao, tán thán người khác, tự hạ mình xuống, là hạnh phúc nhất, là hưởng thụ cao nhất. Phật tôn trọng người khác, A Di Đà Phật tán thán tất cả chư Phật Như Lai, không có một ai mà không tán thán. Nhất định không có tự cao tự đại, người mà không tự khen mình chê người thì sẽ đạt được bình an, sẽ đạt được hạnh phúc. Người mà khiêm nhường, bao gồm cả Thánh Kinh của Cơ Đốc giáo, đều nói khiêm nhường. Khi một người có thể làm đến được cả đời này không có oán hận ai cả, thì công phu của quý vị gần đến thành tựu rồi. Nếu còn có oan gia, còn có đối đầu, còn có tôi chán ghét, còn có tôi không vui, vậy thì khoảng cách của quý vị còn rất xa.
Học Phật bắt đầu từ đâu? Từ buông xuống mà học. Buông xuống điều gì? Buông xuống ngạo mạn của quý vị, buông xuống tất cả tập khí không tốt của quý vị, từ đó mà hạ thủ, thì công phu mới có thể đắc lực. Phải học khiêm tốn, học khiêm nhường, học tôn trọng người khác, thì trong đó sẽ đạt được hạnh phúc thật sự, đạt được pháp hỷ thật sự.
Cung kính trích lục từ khai thị buổi cơm sáng ngày 31/12/2017 của Hòa thượng Tịnh Không tại chùa Cực Lạc, Đài Nam.
Dịch giả: Thích Thiện Trang. Diễn đọc: Phật tử Minh Đức.
#ThienTrangVanTrang
#QueNhaCucLacTV
#HTTịnhKhông
Số 1: Làm người cần học khiêm nhường, học biết tôn trọng
Làm người cần học khiêm nhường, học phải biết tôn trọng người khác, thì quý vị nhất định sẽ thành công. 敬人者,人恆敬之“Kính nhân giả, nhân hằng kính chi”( Kính người thì thường được người khác kính lại), chỉ sợ rằng chúng ta tự cao tự đại, một khi tự cho rằng mình rất tài ba, thì xong rồi! Thì tiền đồ của người đó không còn nữa. Tài năng dù có lớn đi nữa cũng phải học khiêm nhường. Tại sao vậy? Bởi chúng sanh và Phật là cùng một thể, là bình đẳng, không có lớn nhỏ. Không có lớn nhỏ, mà quý vị lại làm thành lớn nhỏ, thì quý vị sai rồi. Bình đẳng, bình đẳng chính là dạy quý vị khiêm nhường, chính là dạy quý vị tôn trọng người khác, đó chính là chân bình đẳng. Bình đẳng biểu hiện ra bên ngoài là không tự cao tự đại. Mỗi một đức Phật, mỗi vị Bồ-tát đều là khiêm nhường.
Khiêm nhường mà tôi thường giảng, thì ngài Phương Đông Mỹ đã nói: “Học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người”. Có đạt được hưởng thụ cao nhất hay chưa? Tôi đạt được rồi, cho nên tôi tin tưởng. Hưởng thụ cao nhất là gì? Là chính mình khiêm nhường và tôn kính người khác, là hưởng thụ cao nhất. Đem người khác nâng lên cao, tán thán người khác, tự hạ mình xuống, là hạnh phúc nhất, là hưởng thụ cao nhất. Phật tôn trọng người khác, A Di Đà Phật tán thán tất cả chư Phật Như Lai, không có một ai mà không tán thán. Nhất định không có tự cao tự đại, người mà không tự khen mình chê người thì sẽ đạt được bình an, sẽ đạt được hạnh phúc. Người mà khiêm nhường, bao gồm cả Thánh Kinh của Cơ Đốc giáo, đều nói khiêm nhường. Khi một người có thể làm đến được cả đời này không có oán hận ai cả, thì công phu của quý vị gần đến thành tựu rồi. Nếu còn có oan gia, còn có đối đầu, còn có tôi chán ghét, còn có tôi không vui, vậy thì khoảng cách của quý vị còn rất xa.
Học Phật bắt đầu từ đâu? Từ buông xuống mà học. Buông xuống điều gì? Buông xuống ngạo mạn của quý vị, buông xuống tất cả tập khí không tốt của quý vị, từ đó mà hạ thủ, thì công phu mới có thể đắc lực. Phải học khiêm tốn, học khiêm nhường, học tôn trọng người khác, thì trong đó sẽ đạt được hạnh phúc thật sự, đạt được pháp hỷ thật sự.
Cung kính trích lục từ khai thị buổi cơm sáng ngày 31/12/2017 của Hòa thượng Tịnh Không tại chùa Cực Lạc, Đài Nam.
Dịch giả: Thích Thiện Trang. Diễn đọc: Phật tử Minh Đức.
#ThienTrangVanTrang
#QueNhaCucLacTV
#HTTịnhKhông
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments