“TRƯỚC CỬA ĐỊA NGỤC TĂNG ĐẠO NHIỀU”
Những năm đầu, Phật cùng các đệ tử là giữa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm. Những năm về sau do vì hoằng pháp truyền đạo, các đệ tử cũng nhiều rồi, tiếp nhận cúng dường của cư sĩ, do đó mới có giảng đường có tịnh xá, nhưng giảng đường và tịnh xá không phải của người xuất gia, sản quyền là do cư sĩ tại gia nắm giữ, người xuất gia không có sản quyền. Bởi vì do người tại gia thỉnh Phật đến cúng dường Phật, Phật có quyền sử dụng, Phật không có quyền sở hữu, Phật đã làm ra tấm gương cho chúng ta xem. Khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, các vị tổ sư đại đức đều tuân thủ cái nguyên tắc này, cho nên đạo tràng gọi là của “mười phương thường trụ” không phải của cá nhân.
Thế nhưng ngày nay hiện tượng ở Đài Loan đương nhiên cũng có bối cảnh lịch sử của nó, sự thật đã tạo thành. Người xuất gia đều có quyền sở hữu, đây là việc không tốt chút nào. Người xuất gia đã ra khỏi nhà rồi, bạn xem ra khỏi nhà gì vậy ? “Điền trạch chi gia”, ra khỏi nhà thế tục. Sau khi rời khỏi nhà lại xây dựng lên rất nhiều nhà, liền nắm trong tay quyền sở hữu, lại ký lên tên của mình, lại trở lại vào nhà rồi ? Cái nhà đó còn lớn hơn so với cái nhà trước kia của mình. Bạn xem ? Đã ra khỏi nhà nhỏ lại trở vào nhà lớn, vậy mà chính mình vẫn cứ nói là đã XUẤT GIA, lời nói này nói ra thật là rất hổ thẹn, không biết là làm sao họ có thể nói ra được khỏi miệng ?
Thế nhưng ở trước mắt, hiện tượng của xã hội này, “của mười phương thường trụ” là không còn nữa. Chúng ta là người xuất gia, đến một tự miếu nào để nghỉ nhờ qua đêm người ta sẽ không đồng ý cho bạn ở, ăn một bữa cơm người ta cũng không tiếp đãi bạn, bức quá không còn cách nào, phải tìm tín đồ để hóa một duyên nhỏ, tự mình đi xây một am nhỏ, dần dần phước báu lớn hơn thì bành trướng thành một cái chùa to, đây đều là không đúng pháp, tại sao vậy ? Vì tâm không thanh tịnh.
Người xuất gia ban đầu khi mới phát tâm xuất gia thì tốt, sau khi xuất gia rồi thì biến chất, việc này chúng ta phải đặc biệt nhắc nhở chính mình, nhất là đồng tu xuất gia. Trong Phật môn có một câu tục ngữ ”trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều”, chúng ta nên cố gắng cẩn trọng. Không nên đã phát cái tâm tốt đi xuất gia rồi, tương lai vãng sanh là đi đến nơi nào vậy ? Là vãng sanh đến A tì địa ngục, đó mới gọi là oan uổng. Người xuất gia rất dễ dàng tao nghiệp địa ngục, người tại gia thì không dễ. Người xuất gia nhất định phải nổ lực cẩn trọng, thật phải thân tâm thế giới tất cả phải buông bỏ, tương lai của chúng ta mới xuất hiện một mãng quang minh, bạn mới có thể chân thật đạt được thân tâm tự tại, bạn không chịu buông bỏ thì phiền não liền đến.
Cho nên tóm lại phải ghi nhớ lời Phật đã dạy cho chúng ta, Phật không hề lừa gạt chúng ta. Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, là năm điều để vào địa ngục. Năm điều này chỉ cần có một điều bạn không buông bỏ được thì cơ hội đọa địa ngục sẽ rất cao, nhất định phải đem nó buông bỏ, tu hành tại gia cũng không ngoại lệ. Tại gia về mặt nhân sự họ không thể rời bỏ, nhưng trong lòng không hề chấp trước, đây là chổ cao minh của người tại gia tu hành.
Trên sự tài sắc danh thực thùy này phạm vi của người tại gia rất nhỏ, hay nói cách khác, tác hại cũng không sâu nặng lắm. Người xuất gia chùa miếu lớn, Phật tử nhiều, cúng dường nhiều, có sức ảnh hưởng lớn thì phiền não liền to. Nếu ở trên phương diện này mà khởi lên tham sân si thì phải đọa địa ngục. Do đó người xuất gia cơ hội đọa vào địa ngục nhiều hơn so với người tại gia, nhiều hơn không biết là gấp bao nhiêu lần.
(Pháp Sư Tịnh Không)
Những năm đầu, Phật cùng các đệ tử là giữa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm. Những năm về sau do vì hoằng pháp truyền đạo, các đệ tử cũng nhiều rồi, tiếp nhận cúng dường của cư sĩ, do đó mới có giảng đường có tịnh xá, nhưng giảng đường và tịnh xá không phải của người xuất gia, sản quyền là do cư sĩ tại gia nắm giữ, người xuất gia không có sản quyền. Bởi vì do người tại gia thỉnh Phật đến cúng dường Phật, Phật có quyền sử dụng, Phật không có quyền sở hữu, Phật đã làm ra tấm gương cho chúng ta xem. Khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, các vị tổ sư đại đức đều tuân thủ cái nguyên tắc này, cho nên đạo tràng gọi là của “mười phương thường trụ” không phải của cá nhân.
Thế nhưng ngày nay hiện tượng ở Đài Loan đương nhiên cũng có bối cảnh lịch sử của nó, sự thật đã tạo thành. Người xuất gia đều có quyền sở hữu, đây là việc không tốt chút nào. Người xuất gia đã ra khỏi nhà rồi, bạn xem ra khỏi nhà gì vậy ? “Điền trạch chi gia”, ra khỏi nhà thế tục. Sau khi rời khỏi nhà lại xây dựng lên rất nhiều nhà, liền nắm trong tay quyền sở hữu, lại ký lên tên của mình, lại trở lại vào nhà rồi ? Cái nhà đó còn lớn hơn so với cái nhà trước kia của mình. Bạn xem ? Đã ra khỏi nhà nhỏ lại trở vào nhà lớn, vậy mà chính mình vẫn cứ nói là đã XUẤT GIA, lời nói này nói ra thật là rất hổ thẹn, không biết là làm sao họ có thể nói ra được khỏi miệng ?
Thế nhưng ở trước mắt, hiện tượng của xã hội này, “của mười phương thường trụ” là không còn nữa. Chúng ta là người xuất gia, đến một tự miếu nào để nghỉ nhờ qua đêm người ta sẽ không đồng ý cho bạn ở, ăn một bữa cơm người ta cũng không tiếp đãi bạn, bức quá không còn cách nào, phải tìm tín đồ để hóa một duyên nhỏ, tự mình đi xây một am nhỏ, dần dần phước báu lớn hơn thì bành trướng thành một cái chùa to, đây đều là không đúng pháp, tại sao vậy ? Vì tâm không thanh tịnh.
Người xuất gia ban đầu khi mới phát tâm xuất gia thì tốt, sau khi xuất gia rồi thì biến chất, việc này chúng ta phải đặc biệt nhắc nhở chính mình, nhất là đồng tu xuất gia. Trong Phật môn có một câu tục ngữ ”trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều”, chúng ta nên cố gắng cẩn trọng. Không nên đã phát cái tâm tốt đi xuất gia rồi, tương lai vãng sanh là đi đến nơi nào vậy ? Là vãng sanh đến A tì địa ngục, đó mới gọi là oan uổng. Người xuất gia rất dễ dàng tao nghiệp địa ngục, người tại gia thì không dễ. Người xuất gia nhất định phải nổ lực cẩn trọng, thật phải thân tâm thế giới tất cả phải buông bỏ, tương lai của chúng ta mới xuất hiện một mãng quang minh, bạn mới có thể chân thật đạt được thân tâm tự tại, bạn không chịu buông bỏ thì phiền não liền đến.
Cho nên tóm lại phải ghi nhớ lời Phật đã dạy cho chúng ta, Phật không hề lừa gạt chúng ta. Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, là năm điều để vào địa ngục. Năm điều này chỉ cần có một điều bạn không buông bỏ được thì cơ hội đọa địa ngục sẽ rất cao, nhất định phải đem nó buông bỏ, tu hành tại gia cũng không ngoại lệ. Tại gia về mặt nhân sự họ không thể rời bỏ, nhưng trong lòng không hề chấp trước, đây là chổ cao minh của người tại gia tu hành.
Trên sự tài sắc danh thực thùy này phạm vi của người tại gia rất nhỏ, hay nói cách khác, tác hại cũng không sâu nặng lắm. Người xuất gia chùa miếu lớn, Phật tử nhiều, cúng dường nhiều, có sức ảnh hưởng lớn thì phiền não liền to. Nếu ở trên phương diện này mà khởi lên tham sân si thì phải đọa địa ngục. Do đó người xuất gia cơ hội đọa vào địa ngục nhiều hơn so với người tại gia, nhiều hơn không biết là gấp bao nhiêu lần.
(Pháp Sư Tịnh Không)
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments